Nếu Airbus rút khỏi Anh, hàng chục ngh́n công việc tại đây sẽ biến mất. Đó là việc nếu sự kiện Brexit xảy ra mà đạt được thỏa thuận hợp lư hay không.
Thiệt hại 1,1 tỉ USD/tuần
Trong việc đánh giá rủi ro khi Brexit xảy ra, hăng sản xuất máy bay Airbus cho biết, nếu Anh không đạt được thỏa thuận hợp lư th́ hăng Airbus sẽ bị gián đoạn hoạt động sản xuất."
“Nếu kịch bản này xảy ra nó sẽ buộc Airbus phải cân nhắc lại việc đầu tư vào Anh và dấu ấn trong dài hạn của hăng tại nước này. Điều đó chắc chắn sẽ gây tổn hại tới nỗ lực của Anh nhằm duy tŕ ngành không gian vũ trụ sáng tạo và cạnh tranh, phát triển năng lực và những ngành nghề có giá trị cao”, Airbus cảnh báo.
“Nói đơn giản, một kịch bản Brexit không có thỏa thuận sẽ trực tiếp đe dọa tương lai của Airbus tại Anh”, ông Tom Williams, Giám đốc điều hành nhánh máy bay thương mại của Airbus cho biết trong thông báo.
Cũng trong đánh giá rủi ro, Airbus đưa ra hậu quả về kinh tế nếu kịch bản Brexit không thỏa thuận xảy ra. Cụ thể, vấn đề tŕ trệ và gián đoạn sản xuất sẽ khiến hăng “đốt” 1 tỉ euro (tương đương 1,1 tỉ USD)/tuần và chắc chắn sẽ là thảm họa đối với ngành hàng không Anh.
“Airbus đang tuyển dụng khoảng 14.000 người tại 25 khu vực ở Anh với nhiệm vụ sản xuất cánh máy bay. Dù trường hợp nào xảy ra, Brexit cũng gây hậu quả tiêu cực đối với ngành hàng không vũ trụ Anh nói chung và Airbus nói riêng”, ông Williams nhấn mạnh.
“Mặc dù Airbus hiểu rằng tiến tŕnh chính trị cần bắt buộc phải chuyển động nhưng với trách nhiệm của doanh nghiệp, chúng tôi yêu cầu cần phải có các chi tiết cụ thể đối với từng bước đi tiến tới Brexit để khai thác một cách có cạnh tranh”, ông Williams nói và cho biết thêm: “Airbus tin chắc tác động của Brexit đối với các hoạt động của hăng tại Anh sẽ rất đáng kể”.
Về mối quan hệ thương mại trong tương lai giữa Anh và châu Âu, Airbus cho biết, chu kỳ chuyển đổi hiện tại (đến tháng 12/2020 mới kết thúc) là quá ngắn để châu Âu và Anh đồng thuận về những vấn đề quan trọng và cũng quá gấp để Airbus có thể "thực hiện những thay đổi bắt buộc với chuỗi cung ứng mở rộng của hăng”.
Trong kịch bản này, Airbus sẽ giám sát cẩn thận mọi khoản đầu tư mới vào Anh và hạn chế mở rộng cơ sở đối tác/nhà cung cấp tại nước này.
Không nên đổ thêm dầu vào lửa
Trước cảnh báo từ Airbus, Bộ trưởng Bộ Chăm sóc sức khỏe và Xă hội Anh Jeremy Hunt tố ngược hăng sản xuất phi cơ đang “đưa ra những lời đe dọa hoàn toàn không cần thiết”. Trong chương tŕnh BBC One do biên tập viên Andrew Marr chủ tŕ, ông Hunt thừa nhận, không ngạc nhiên trước lập trường e ngại của các công ty đa quốc gia như Airbus.
Tuy nhiên, ông Hunt khẳng định: “Việc một doanh nghiệp đưa ra những lời đe dọa kiểu như vậy hoàn toàn không phù hợp. Nước Anh đang ở trong thời khắc quan trọng về bàn bạc Brexit. Điều đó đồng nghĩa chúng ta cần phải đứng sau hỗ trợ Thủ tướng Anh Theresa May thực hiện Brexit tốt nhất có thể, một Brexit trong sạch”.
“Điều các doanh nghiệp muốn là phải rơ ràng, chắc chắn. Nếu chúng ta càng ra sức phá hoại nỗ lực của Thủ tướng Theresa May, chúng ta càng tiến gần đến bờ vực của sự giả dối mà chắc chắn sẽ là thảm họa với tất cả mọi người”, ông Hunt cho biết thêm.
Anh dự định rời Liên minh châu Âu vào tháng 3/2019 nhưng tiếp tục các thỏa thuận thương mại hiện tại trong giai đoạn chuyển giao thứ hai kéo dài đến tháng 12/2020 để hai bên có thời gian thực hiện những điều khoản với đối tác mới.
VietBF © Sưu tầm