Hiện nay mối quan hệ ǵ giữa Triều Tiên và cuộc chiến thương mại chưa có hồi kết giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng đă xuất hiện t́nh tiết mới. Triều Tiên đang chính là con bài để Mỹ nhượng bộ Trung Quốc?
Chuyến công du mới nhất của nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc khá ngắn ngủi. Sau hành tŕnh 20 tiếng đồng hồ trên tàu hoả, ông Kim chỉ ở lại thủ đô Bắc Kinh chưa đầy một ngày. Tuy nhiên, tờ Washington Post nhận định, đây vẫn là một chuyến thăm quan trọng; và đáng nói hơn, khán giả mục tiêu mà nó nhắm tới chính là Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đang theo đuổi một chính sách đối thoại đầy tham vọng có liên quan tới cả Triều Tiên và Trung Quốc.
Ông Kim Jong-un ngồi tàu hơn 20 tiếng từ B́nh Nhưỡng tới Bắc Kinh
Lần thăm viếng thứ tư của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh trong 10 tháng trở lại đây, đồng thời cũng tỏ ra không "rầm rộ" như những chuyến đi trước. Nhà lănh đạo Triều Tiên đă tham dự một bữa tiệc với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh vào tối thứ Ba (8/1), cũng chính là sinh nhật lần thứ 35 của ḿnh. Sáng hôm sau, ông tham quan một nhà máy sản xuất thuốc truyền thống Trung Quốc, ăn trưa với Chủ tịch Tập và sau đó quay trở về B́nh Nhưỡng.
Trả lời phỏng vấn tờ báo Trung Quốc Hoàn Cầu, các nhà phân tích nước này cho rằng, mục đích thực sự của chuyến công du không liên quan tới dược phẩm, mà là địa chính trị. Triều Tiên và Mỹ đang lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh tiếp theo giữa hai ông Trump và Kim, sau cuộc gặp lịch sử tại Singapore hồi tháng Sáu.
Là thượng đỉnh song phương đầu tiên giữa hai nhà lănh đạo c̣n đương chức của Triều Tiên và Mỹ; tuy nhiên sau sự kiện, mỗi nước đều lên tiếng tố cáo nước kia vi phạm những lời hứa từng được nêu ra tại Singapore. Trong khi B́nh Nhưỡng ngừng các vụ thử tên lửa và vũ khí hạt nhân công khai, họ vẫn chưa chính thức phi hạt nhân hoá. Cùng lúc, các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hợp Quốc vẫn duy tŕ hiệu lực. Giới quan sát hy vọng, sau nhiều tháng "dậm chân tại chỗ", hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai có thể tạo ra những tiến triển thực sự.
Trung Quốc và Triều Tiên "nương tựa" nhau để đối phó Mỹ?
Tuy nhiên, theo Washington Post, cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc, dường như đang làm phức tạp mọi chuyện. Khi nhà lănh đạo Kim Jong-un ở Bắc Kinh, các nhà thương lượng từ Mỹ cũng đang có mặt trong cùng thành phố để thảo luận về những bước tiếp theo, nhằm làm dịu xung đột kinh tế giữa hai nước.
Cũng trong ngày 8/1, Tổng thống Trump viết trên Twitter rằng, các cuộc nói đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra "rất tốt đẹp". Tờ Wall Street Journal cũng nhắc tới một số động thái tích cực trong giải quyết bất đồng sau một ngày thảo luận thứ ba ngoài dự kiến. Mặc dù vậy, lại có không ít các nhà phân tích nh́n vào thời điểm ông Kim bất ngờ có mặt tại Bắc Kinh, và đặt ra câu hỏi, chuyến thăm này có ảnh hưởng như thế nào tới ngoại giao thương mại Mỹ - Trung Quốc?
Tôi đă giải thích với Chủ tịch Trung Quốc rằng, thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ có lợi cho họ hơn rất nhiều nếu họ giải quyết được vấn đề Triều Tiên.
Donald Trump
Về lư thuyết, Trung Quốc có những động cơ rơ ràng khi gắn hạt nhân và ngoại giao thương mại cùng nhau. Chủ tịch Tập Cận B́nh có thể sử dụng lợi thế đ̣n bẩy của Trung Quốc liên quan tới Triều Tiên, như một sự nhân nhượng có giá trị trong thảo luận thương mại với Mỹ. Mục đích là dùng sự ủng hộ hơn từ Trung Quốc trong việc gây sức ép lên B́nh Nhưỡng, để đối lấy những linh hoạt từ phía Washington.
Rơ ràng Bắc Kinh có không ít lợi thế đ̣n bẩy về Triều Tiên. Một báo cáo gần đây của Viện phát triển kinh tế Hàn Quốc chỉ ra, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của B́nh Nhưỡng – chịu trách nhiệm tới 90% giá trị thương mại quốc tế của Triều Tiên từ năm 2000 trở lại đây. Một trong những "thành công" ấn tượng nhất trong chính sách "gây sức ép tối đa" lên Triều Tiên của ông Trump đó là thuyết phục được Trung Quốc thực thi trừng phạt đối với B́nh Nhưỡng – điều mà Bắc Kinh đă do dự trong thời gian rất dài trước đó.
Thực tế có thể khác biệt đôi chút. Hóa ra đúng là trong năm ngoái, Trung Quốc từng muốn có thêm thời gian trong vấn đề thương mại nếu họ giúp thúc đẩy thành công Triều Tiên tham gia các đàm phán với phía Mỹ. Thậm chí tháng 4/2017, ông Trump từng viết trên Twitter: "Tôi đă giải thích với Chủ tịch Trung Quốc rằng, thỏa thuận thương mại với Mỹ sẽ có lợi cho họ hơn rất nhiều nếu họ giải quyết được vấn đề Triều Tiên".
Mong đợi trên rơ ràng đă không thành công. Hơn một năm sau, Washington đă áp thuế lên Trung Quốc, châm ng̣i cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng, tháng Sáu năm ngoái, ông Trump từng thoáng chỉ trích Chủ tịch Tập Cận B́nh v́ đă không liên tục thực hiện các lệnh trừng phạt với Triều Tiên. "Ông ấy [Tập Cận B́nh] thực sự đă đóng cửa biên giới đó," ông Trump nói với các phóng viên tại Singapore. "Có thể hơi lỏng lẻo trong mấy tháng gần đây. Nhưng điều này cũng chấp nhận được".
Ông Tập và ông Kim có thể gắn kết với nhau nhờ núi sông và cả những nỗ lực để đối phó với Donald Trump.
Scott Snyder
Về phần Triều Tiên, nhà lănh đạo Kim có thể thông qua Trung Quốc để đối phó với Mỹ và trong chờ sự giúp đỡ của một bên khi áp lực từ bên kia trở nên quá sức chịu đựng. Tổng thống Mỹ hiện tiếp tục coi hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong-un là mọt chiến thắng chính sách đối ngoại chủ chót. Do đó, lời hứa về những thắng lợi tương tự sắp tới, sẽ là một con bài mặc cả tiềm tàng cho B́nh Nhưỡng.
Học giả Scott Snyder nhận định trên trang Hội đồng Quan hệ đối ngoại rằng, ông Tập và ông Kim có thể gắn kết với nhau "nhờ núi sông và cả những nỗ lực để đối phó với Donald Trump".
Mặc dù gần gũi về khoảng cách và chia sẻ lợi ích lâu dài nhưng ông Tập và Kim vẫn có thể tỏ ra xa lạ với nhau. Trong 5 năm đầu tiên lên nắm quyền lực, ông Kim Jong-un không hề đặt chân tới Trung Quốc, c̣n Chủ tịch Tập cũng có vẻ không để ư tới nhà lănh đạo trẻ của Triều Tiên. Một thời gian ngắn trước khi diễn thượng đỉnh Mỹ - Triều, hai người mới có lần gặp mặt đầu tiên.
Cho tới hiện tại, có vẻ như ông Tập chưa có ư định công du Triều Tiên. Tuy vậy, cả B́nh Nhưỡng và Bắc Kinh đang hy vọng, với những rắc rối nội bội, nền kinh tế khó dự đoán và chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020 sớm bắt đầu…, nước Mỹ sẽ sớm đưa ra được một thảo luận khiến tất cả các bên hài ḷng.