Đó là vũ khí laser. Tại sao thứ vũ khí này là xu hướng của tương lai? Chúng ta cùng ṭm hiểu!
Hôm 18/5, nhà phân tích quân sự hăng RT, Mikhail Khodarenok, đưa ra nhận định rằng vũ khí laser được coi là “vũ khí của tương lai”, và sẽ được đưa vào phục vụ trong quân đội Nga.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng từng thừa nhận tầm quan trọng của vũ khí laser, Nga cũng đă áp dụng một hệ thống laser chiến đấu có tên gọi là Peresvet, và dường như đang phát triển thêm một loại vũ khí laser khác, theo RT.
Ông Khodarenok cho biết, vũ khí laser có tiềm năng lớn khi thực chiến, nhất là khi dùng để chống lại các mục tiêu như các phi đội máy bay không người lái (UAV) có kích thước nhỏ.
Hệ thống laser Peresvet của Nga. Ảnh: Sputnik
“Vũ khí laser c̣n có nhiều lợi thế hơn so với tên lửa đạn đạo ở khả năng gây bất ngờ và đạt tốc độ nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng nhằm vào mục tiêu đối phương. Loại vũ khí này có giá rẻ tính trên mỗi lần bắn, độ chính xác cao và không cần thiết phải có kho dự trữ đạn dược. Bên cạnh việc gây sát thương trực tiếp cho đối phương, loại vũ khí này có thể được sử dụng để hỗ trợ, tạo điều kiện sử dụng các hệ thống vũ khí thông thường”, ông Khodarenok cho biết.
Ngoài khả năng gây sát thương nhiệt lên mục tiêu, vũ khí laser có tiềm năng tiêu diệt các thiết bị quan sát quang học và điện tử được trang bị cho vũ khí hiện đại. Cụ thể, các thiết bị quang học của hệ thống laser sẽ góp phần làm khuếch đại và tập trung một chùm tia laser, làm cho nó rất hiệu quả ngay cả ở tầm xa, theo nhận định của ông Khodarenok.
Hệ thống laser 1K17 Szhatiye của Liên Xô. Ảnh: Wikipedia
Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí laser hiện nay vẫn đang tồn tại một số nhược điểm dù đă được nghiên cứu hàng chục năm nay. Trên hết, nó cần một nguồn năng lượng mạnh mẽ và đáng tin cậy khiến cho các hệ thống laser hiện nay rất cồng kềnh hoặc chỉ phù hợp để trang bị trên các con tàu hải quân.
“Để tạo ra một tia laser có công suất 150KW, người ta cần nguồn năng lượng khoảng 450KW. Lư tưởng nhất là hệ thống laser cần trang bị tụ điện để sạc nhanh hệ thống, cho phép sử dụng laser trong việc chiến đấu liên tục”, ông Khodarenok nhận xét.
Theo ông, các hệ thống laser cũng khá nhạy cảm với độ trong suốt của không khí, bởi v́ t́nh h́nh thời tiết xấu hay khói sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của vũ khí, và tầm bắn sẽ bị giảm xuống c̣n vài chục km.