Ngày 15/11, cảnh sát Hong Kong đă bắt hai người Đức tại Tuen Mun, khu Tân Giới trong chiến dịch giải tán các nhóm biểu t́nh đang tập trung tại đây.
Lănh sự quán Đức tại Hong Kong đă liên lạc với luật sư và chính quyền địa phương để hỗ trợ các công dân bị bắt, một nguồn tin ngoại giao nước này cho biết nhưng không nêu chi tiết. Tờ Bild đưa tin hai người bị bắt là sinh viên Đức thuộc diện trao đổi tại Đại học Lĩnh Nam, một trường nghệ thuật có nhiều sinh viên tham gia biểu t́nh và bạo động.
Căng thẳng tại Hong Kong leo thang sau khi một sinh viên đại học chết v́ ngă từ băi đỗ xe trên cao, gần nơi cảnh sát dùng hơi cay đẩy lùi người biểu t́nh. Hong Kong tê liệt trong liên tiếp ba ngày qua khi người biểu t́nh phong tỏa các tuyến đường và một số tuyến tàu điện ngầm.
Cảnh sát chống bạo động phải dùng hơi cay, đạn cao su để đáp trả khi sinh viên tại Đại học Trung Văn Hong Kong ném gạch, bom xăng và đốt lửa. Ở Đại học Hong Kong, các sinh viên đứng trên cầu vượt ném ghế và các vật thể khác xuống đường để cản trở giao thông.
Một người được cho là sinh viên Đức bị cảnh sát Hong Kong bắt ngày 15/11. Ảnh: Bild.
Hàng trăm sinh viên và học viên cao học Trung Quốc đại lục tại Hong Kong đóng gói hành lư, rời đi bằng xe bút, phà hoặc tàu cao tốc khi bạo lực xảy ra ngay tại khuôn viên trường. Nhiều người lên kế hoạch rời đi vào phút chót v́ an toàn của bản thân theo lời khuyên của bạn bè, các giáo sư và ban giám hiệu Hong Kong. Một số sinh viên Trung Quốc đại lục nói họ bị bao vây và phải ở trong kư túc xá, dự trữ ḿ ăn liền.
Lực lượng chức năng cảnh báo bạo lực đạt mức độ rất nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến chết người. Trong vụ đụng độ ngày 13/11 có 64 người bị thương, hai người trong t́nh trạng nguy kịch. Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam gọi những người biểu t́nh làm tê liệt Hong Kong là "những kẻ ích kỷ" và "kẻ thù của nhân dân".
Biểu t́nh ở Hong Kong bùng phát từ đầu tháng 6 nhằm phản đối dự luật dẫn độ cho phép đưa tội phạm đến các khu vực tài phán mà đặc khu chưa kư hiệp ước dẫn độ, trong đó có Trung Quốc đại lục. Chính quyền đặc khu đă tuyên bố rút dự luật song người biểu t́nh vẫn xuống đường với các yêu sách khác, bao gồm yêu cầu điều tra hành động sử dụng vũ lực của cảnh sát và bà Lam phải từ chức.
VietBF © sưu tầm