Theo như Melanie M. Moore, người sáng lập thương hiệu áo blouse nữ Elizabeth & Clarke giải thích, khi chiếc cúc được phát minh vào thế kỷ 13, chúng giống như hầu hết các công nghệ mới, rất đắt tiền. Chỉ phụ nữ giàu có thời đó mới có áo có cúc và họ không tự mặc quần áo - hầu gái của họ sẽ làm giúp, khiến nhiều người ngạc nhiên khi phát hiện áo sơ mi của nam và nữ không may cúc ở cùng một bên.
Trong trường hợp bạn chưa biết th́ áo sơ mi nam cài cúc bên phải, cúc áo nữ ở bên trái.
Theo Melanie M. Moore, người sáng lập thương hiệu áo blouse nữ Elizabeth & Clarke, điều này liên quan đến cách phụ nữ mặc áo trong quá khứ - có từ thế kỷ 13.
Cúc áo phụ nữ luôn ở bên trái.
Melanie giải thích: “Khi chiếc cúc được phát minh vào thế kỷ 13, chúng giống như hầu hết các công nghệ mới, rất đắt tiền. Chỉ phụ nữ giàu có thời đó mới có áo có cúc và họ không tự mặc quần áo - hầu gái của họ sẽ làm giúp. Và v́ hầu hết mọi người đều thuận tay phải, nên cúc áo nằm ở bên trái để khiến người đứng đối diện dễ dàng cài nút cho bạn”.
Truyền thống này vẫn tồn tại trên nhiều chiếc áo sơ mi ngày nay.
Áo sơ mi nam truyền thống cài nút bên phải.
Melanie nói rằng đối với áo sơ mi nam, có một số giả thuyết về việc tại sao các nút luôn được đặt ở phía bên phải và tất cả phụ thuộc vào khoảng thời gian.
Tuy nhiên, bà Melanie nói thêm rằng “theo nguyên tắc chung”, nhiều yếu tố của thời trang nam giới có thể bắt nguồn từ quân đội.
Quy tắc giả định rằng phần lớn đàn ông thuận tay phải và việc cài cúc áo bên phải sẽ giúp họ dễ dàng lấy vũ khí giấu bên trong áo sơ mi hơn.
Trên mạng xă hội, nhiều người đă chia sẻ sự ngạc nhiên của ḿnh khi phát hiện ra điều này.
Câu chuyện về chiếc cúc áo của đàn ông và phụ nữ
Có câu “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim”, câu nói khái quát những khác biệt, thậm chí là đối lập giữa hai nửa thế giới. Sự khác biệt này rất đa dạng, từ trừu tượng tới cụ thể, từ vĩ mô tới vi mô, từ thời trang nói chung cho tới cụ thể là… hàng cúc áo.
Có một sự khác biệt lâu đời, nhưng ít khi chúng ta để ư đến, đó là hàng cúc áo của nam và nữ luôn nằm ở hai phía ngược nhau.
Đối với bản thân người mặc, hàng cúc áo của nam thường được “đơm” trên tà áo bên phải, ngược lại, cúc áo của nữ được “đơm” trên tà áo bên trái. Đó là một “truyền thống” đă được ngầm mặc định trong giới tạo mẫu và các nhà may từ xưa đến nay.
Trước hết, hăy bắt đầu với hàng cúc áo của nam, tại sao hàng khuy thường được đơm trên tà áo bên phải? Giả thuyết thứ nhất là trang phục dành cho nam giới thượng lưu khi xưa thường được thiết kế để có thể mang vũ khí hộ thân.
Phần lớn nam giới cầm kiếm, cầm súng bên tay phải, v́ vậy sẽ thuận tiện hơn nếu để bàn tay trái làm nhiệm vụ “cởi phanh” cúc áo khi bắt đầu lâm trận đấu kiếm, đấu súng.
Xem tất cả các bức chân dung khắc họa nam giới được thực hiện từ thế kỷ 19, đặc biệt với những người đàn ông theo nghiệp nhà binh, bạn sẽ thấy có một động tác quen thuộc là tay phải đút vào trong áo, gợi nhắc tới hành động rút vũ khí ra để tự vệ.
Cũng có lư giải liên quan đến việc đàn ông tham gia chiến trận thời xưa, khiên luôn cầm bằng tay trái, tay phải cầm kiếm. Cách di chuyển khiên luôn là từ trái sang phải để tránh mũi tên ḥn đạn của địch len qua những tấm khiên, gây sát thương.
Thói quen cầm khiên bên tay trái suốt lịch sử hàng ngàn năm chinh chiến khiến đàn ông cũng quen với việc cài khuy bằng tay trái.
Giả thuyết thứ ba lùi hẳn về thời tiền sử, khi vai tṛ của nam giới là săn bắn, động tác đưa vũ khí thường là từ trái sang phải. V́ vậy, các nút buộc, khuy cài của trang phục cũng được thiết kế để phù hợp với hướng chuyển động của cơ thể.
Giả thuyết rất “tếu” nữa, đó là hàng khuy của nam giới nằm ở phía bên phải để anh ta có thể dùng tay trái tự cởi áo của ḿnh, c̣n tay phải, anh ta có thể làm một quư ông luôn biết… giúp đỡ người khác.
Bây giờ, tiếp tục với hàng khuy áo của phụ nữ, tại sao hàng khuy của các bà, các cô luôn nằm bên tà áo trái và họ sẽ thuận tiện hơn khi tháo cúc bằng tay phải?
Giả thuyết thứ nhất liên quan tới thiên chức của phụ nữ - sinh con. Phụ nữ thường ẵm con bên tay trái, tay phải rảnh rang để tranh thủ làm nhiều việc khác, v́ vậy, khuy áo được thiết kế nằm bên trái, sẽ giúp họ dễ dàng tháo cúc bằng tay phải để cho con bú.
Thực tế, trước thời kỳ diễn ra quá tŕnh công nghiệp hóa rầm rộ ở phương Tây hồi thế kỷ 19, hàng cúc trên áo phụ nữ vẫn chưa hoàn toàn nằm hẳn về phía bên trái, nhưng bắt đầu từ khi ngành công nghiệp may sẵn bắt đầu xuất hiện và đ̣i hỏi phải có những chuẩn mực để thống nhất quy tŕnh thực hiện sản phẩm, người ta đă tạo thành một quy chuẩn tồn tại măi cho tới hôm nay.
Các công ty may mặc thời đó đă quyết định đồng loạt tạo ra sự khác biệt trong trang phục nam nữ, nếu khuy áo của nam trước nay vốn đă nằm bên phải, th́ tất cả khuy áo phụ nữ hăy thống nhất để nằm ở bên trái.
Ngoài ra, thời xưa, phụ nữ thượng lưu thường có người hầu pḥng, giúp họ mặc đồ. Khuy áo của nữ giới được thiết kế bên trái để thuận tiện cho những người giúp việc, thường là thuận tay phải, có thể thao tác dễ dàng hơn.
Những phụ nữ b́nh thường cũng muốn học theo phong cách thời trang của các bà lớn, v́ vậy, họ cũng đơm khuy bên tà áo trái.
Ngày nay, chẳng c̣n mấy ai để ư tới sự khác biệt về hàng cúc áo của nam và nữ (ngoại trừ những nhà tạo mẫu, nhà may). Lần lại những giả thuyết thú vị giúp lư giải một hiện tượng đă có từ lâu đời khiến bản thân chúng ta bất giác… nh́n xuống hàng khuy áo của ḿnh, và chợt nhận ra một sự thật bất ngờ.