Sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ bất thành quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đă đi xuống trầm trọng.Trước khi mối quan hệ giữa hai nước càng trở nên tồi tệ.Mỹ đă nhanh chóng ra những nước đi pḥng khi Thổ Nhĩ Kỳ có hành động gây hấn.
Nguồn tin cho biết, việc vận chuyển kho vũ khí hạt nhân là không hề dễ đang xét trên phương diện kỹ thuật và chính trị. "Thật không dễ để chuyển hơn 20 vũ khí hạt nhân đến nơi khác".
Trong một báo cáo gần đây của Trung tâm Simson, Mỹ đă duy tŕ khoảng 50 vũ khí hạt nhân chiến thuật ở căn cứ không quân Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ), cách biên giới Syria khoảng 100 km.
Trong cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/7, căn cứ Incirlik đă bị cắt điện hoàn toàn. Ankara cũng cấm máy bay Mỹ tiếp cận hoặc rời khỏi căn cứ trong khi chỉ huy căn cứ không quân bị bắt giữ. Liệu Mỹ c̣n tiếp tục đặt kho vũ khí hạt nhân trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra xung đột là câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Nguồn tin khác nói trên EurActiv.com rằng, quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đă trở nên xấu đi rơ rệt. Washington không c̣n tin tưởng Ankara để tiếp tục đặt vũ khí hạt nhân ở quốc gia này. Do đó, các vũ khí Mỹ sẽ được chuyển đến căn cứ không quân Deveselu ở Romania. Đây cũng là căn cứ quân sự mới được Mỹ khởi động lá chắn tên lửa, bất chấp phản ứng từ Nga.
Romania từng là đồng minh Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh nhưng chưa từng là nơi đặt các vũ khí hạt nhân trong giai đoạn này. Việc Mỹ đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật gần biên giới Nga có thể khiến Moscow nổi giận, dẫn đến căng thẳng leo thang. Việc Nga đưa tên lửa hạt nhân đến Cuba năm 1962 là bước đi gần nhất trong Chiến tranh Lạnh, trước viễn cảnh trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Có nhiều lư đo để tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục đặt vũ khí hạt nhân tại các nước đồng minh châu Âu. "Bởi năng lực răn đe hạt nhân NATO là một phần của việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân tại châu Âu và trên cơ sở hạ tầng cung cấp bởi các nước đồng minh. NATO có nhiệm vụ đảm bảo tất cả các thành phần trong hệ thống vũ khí hạt nhân được cất giữ an toàn và hiệu quả", phát ngôn viên NATO gửi thông điệp tới EurActiv.
Bộ Ngoại giao Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện chưa lên tiếng xác nhận thông tin này trong khi cơ quan ngoại giao Romania thẳng thừng bác bỏ tin đồn.
Trả lời các phóng viên về việc Romania có thể trở thành nơi Mỹ đặt vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc pḥng Mihnea Motoc khẳng định nước này không có suy nghĩ hay kế hoạch như vậy. "Chúng tôi có thể nói đây là các thông tin mang tính suy đoán".
Trong quá khứ, các thông tin liên quan đến việc Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu là điều chưa từng được xác nhận. Trên thực tế, Bỉ, Hà Lan, Đức và Italy là những nước duy tŕ kho vũ khí hạt nhân Mỹ.