Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đă ra tay cứu Qatar về lương thực và quân đội. Một phóng viên Ả Rập Saudi “hùng hồn” tuyên bố dân Qatar không thích điều này. Cụ thể, họ không thích đồ ăn “cứu đói” từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người dân mua hàng ở siêu thị tại thủ đô Doha.
Jameel al-Ziaby, biên tập viên tờ báo Okaz tại Ả Rập Saudi nói trên kênh truyền h́nh Al-Arabia: “Dạ dày của người Qatar không phù hợp với thức ăn Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Họ cần nhiều thời gian để quen với loại thức ăn mới này”.
Ngay sau phát biểu có phần “liều lĩnh” trên, Jameel đă trở thành mục tiêu “ném đá” của cư dân mạng. Từ khóa “Qatari stomach” (dạ dày người Qatar) nhanh chóng trở thành trào lưu trên mạng xă hội Twitter.
Nhà vận động người Ả Rập Saudi Ali Alhameed viết: “Đây là chuyên gia về ăn uống chứ không phải nhà báo. Đây hoàn toàn không phải một phát ngôn từ báo chí chính thống”.
Faisal Almarzooqy, một người Ả Rập Saudi có hơn 100.000 người theo dơi trên Twitter, chia sẻ: “Đây là văn hóa và logic của biên tập viên các tờ báo Ả Rập Saudi, nên đừng ngạc nhiên khi bạn đọc được các bài báo theo văn phong này của anh ta”.
Cách đây hơn một tuần, 4 quốc gia vùng Vịnh là Ả Rập Saudi, UAE, Bahrain và Ai Cập bất ngờ cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế với Qatar. Dù rất giàu có nhưng Qatar vẫn là nước phải nhập khẩu lương thực. Lệnh phong tỏa khiến Doha gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề ăn uống của hơn 2 triệu dân.
Ngày 11.6, Iran đă điều 5 máy bay chở theo 450 tấn hàng hóa, chủ yếu là rau quả, sữa và pho mát tới Qatar để “cứu đói”. Hai chuyến tàu thủy khác cũng đang trên đường tới cảng Qatar. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có động thái gửi hàng cứu trợ đồng minh thân cận Qatar.