Cách đây 2 ngày Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng chính quyền của Tổng thống Assad "sắp kết thúc". Liệu Mỹ sẽ làm được ǵ khi nói ra điều đó? Chính tờ báo Foreign Affairs của Mỹ thừa nhận phương Tây gần như không có ảnh hưởng đ̣n bẩy nào và không đạt được ǵ tại Syria.
Mỹ thừa nhận..."ảo tưởng"
Giới chức Mỹ mới đây đă đổi giọng về vai tṛ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 26/10 cho rằng chính quyền của Tổng thống Assad "sắp kết thúc".
Tuyên bố này trái ngược với chính tuyên bố của ông Tillerson hồi tháng 3 rằng lật đổ Tổng thống Assad không phải là ưu tiên hàng đầu của Washington.
Theo Foreign Affairs, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đă đánh bại hoặc vô hiệu hóa thành công phần lớn lực lượng đối lập trong nước. Sự chú ư trong nước và quốc tế đă bắt đầu hướng sang việc ổn định và tái thiết. Giờ đây đă có thể h́nh dung ra một Syria sau chiến tranh, ít nhất là ở một số vùng của đất nước.
Tuy nhiên nhiều bộ phận của cộng đồng quốc tế - chủ yếu bao gồm các nước tài trợ chủ chốt – tiếp tục bác bỏ tính hợp pháp của Tổng thống Assad và chế độ của ông. Mỹ và các đồng minh đă từ bỏ cuộc chiến tranh ủy nhiệm của họ ở Syria, mà cùng với nó họ đă hối thúc việc lật đổ ông Assad thông qua đàm phán. Nhưng hiện tại việc tái thiết dường như là trận chiến tiếp theo để định h́nh trật tự chính trị của Syria.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad thị sát một khu vực tại Daraya sau khi được giải phóng khỏi tay lực lượng đối lập
Đối với những người ủng hộ phe đối lập Syria, các quỹ tái thiết là một trong những công cụ cuối cùng c̣n lại của họ để gây sức ép cho chế độ Assad. Các chuyên gia hiện đang đề xuất các kế hoạch phức tạp về cách thức phương Tây có thể xây dựng lại Syria bất chấp Tổng thống Assad hoặc làm thế nào họ có thể ra điều kiện cho khoản tiền cấp cho việc tái thiết để đổi lấy các nhượng bộ chính trị.
Trong một bài phát biểu cấp cao hồi tháng 8, ông Assad đă cảnh báo các đối thủ rằng họ sẽ không giành được chiến thắng thông qua đàm phán. Ông nói: “Chúng tôi sẽ không để cho kẻ thù, đối thủ và những kẻ khủng bố, dù bằng bất kỳ phương tiện nào, dùng chính trị để đạt được những ǵ chúng đă không giành được trên chiến trường và bằng hành động khủng bố”.
Phương Tây nên tin lời ông Assad. Việc tái thiết Syria không thể bị điều khiển hay định h́nh bởi các nhà tài trợ phương Tây – ít nhất là không phải để đạt được bất kỳ mục tiêu chính trị thỏa đáng nào. Có những lập luận hạn chế về khía cạnh nhân đạo cho việc đầu tư vào công cuộc tái thiết. Nhưng về mặt chính trị, phương Tây không có vai tṛ ở đây.
Dọa cắt tài trợ tái thiết
Chi phí cho việc tái thiết Syria là rất lớn – khoảng từ 200 đến 350 tỷ USD, tùy thuộc vào ước tính. Những con số này vượt xa khả năng chi trả của Syria hay sự sẵn sàng chi trả của các đồng minh Iran và Nga. Do đó, gánh nặng tái thiết được cho là sẽ đè nặng lên vai Mỹ, các nước thành viên EU và Nhật Bản, cũng như các thể chế đa phương có khả năng nhận lệnh từ những nhà tài trợ phương Tây lớn của họ, chẳng hạn như Ngân hàng thế giới (WB).
Tạp chí Mỹ cho biết những người ủng hộ phe đối lập Syria đă gợi ư rằng khoản tiền tái thiết có thể mua được những nhượng bộ chính trị. Ngày 21/9, một cuộc họp giữa các bên tham gia “có cùng chí hướng” (bao gồm Saudi Arabia, Mỹ và Liên minh châu Âu) đă tuyên bố: “Sự hỗ trợ dành cho việc phục hồi và tái thiết Syria phụ thuộc vào một tiến tŕnh chính trị đáng tin cậy dẫn tới một cuộc chuyển giao chính trị thực sự mà có thể được đa số người dân Syria ủng hộ”.
Nga: Mỹ phá hủy Raqqa của Syria như Dresden của Đức năm 1945
David Satterfield, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, đă phát biểu sau cuộc họp rằng việc tài trợ cho công cuộc tái thiết là “đ̣n bẩy lớn nhất” mà Mỹ và các đồng minh phải thúc đẩy cho một tiến tŕnh chính trị đáng tin cậy.
C̣n Ngoại trưởng Anh Boris Johnson th́ nói: “chúng ta c̣n một quân bài lớn nằm trong một bàn tay khá vụng về và đó chính là khoản tiền chúng ta có thể cấp cho việc tái thiết Syria”.
Tuy nhiên, Foreign Affairs cho rằng điều hoàn toàn không thuyết phục là những tuyên bố rằng số tiền tái thiết sẽ trao cho các nhà tài trợ phương Tây ảnh hưởng đ̣n bẩy để tái định h́nh đáng kể nền chính trị Syria. Chẳng hạn, ư tưởng rằng tiền của phương Tây bằng cách nào đó có thể thuyết phục ông Assad từ chức là một ảo tưởng rơ ràng.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 8, Tổng thống Assad nói rằng: “về chính trị, kinh tế và văn hóa, chúng ta cần hướng về phương Đông”. Ông cũng nhấn mạnh rằng phương Tây đang mắc chứng "hoang tưởng tự đại" v́ tự coi ḿnh là "cộng đồng quốc tế", tự nghĩ rằng Syria sẽ bị cắt đứt "nguồn oxy" nếu bị phương Tây cắt đứt quan hệ.
Phương Tây dọa không tài trợ tái thiết Syria?
Ngược lại, Tổng thống Assad có lợi thế đ̣n bẩy của riêng ḿnh khi cho rằng việc những nước phương Tây đề xuất b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao hay tài trợ cho việc tái thiết bắt nguồn từ một vị thế yếu kém. Theo đó, phương Tây đă thất bại trong âm mưu thay đổi chế độ ở Syria và đặc biệt là các nước châu Âu bị tổn thương do cuộc khủng hoảng di cư.
Syria cũng có thể tranh thủ các nước khác cung cấp nguồn tài trợ, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Iran, trong khi duy tŕ kiểu nền kinh tế kiểu thời chiến mà người dân Syria đă quen thuộc.
Theo tạp chí Mỹ, đối với các nhà tài trợ phương Tây, việc tái thiết Syria là một ván bài nắm chắc phần thua. V́ vậy, cách để giành chiến thắng là ngừng chơi, tức là không nên tài trợ cho nỗ lực tái thiết do chính quyền của Tổng thống Assad dẫn dắt.
Người Mỹ tự tin rằng việc không có khả năng tiếp cận những khoản tiền hào phóng và không ràng buộc cho việc tái thiết sẽ là cái giá mà Tổng thống Assad phải trả cho chiến thắng.