Trung Quốc ngày càng trở thành mối đe dọa lớn nhất của Ấn Độ. Trong thời gian gần đây, chính quyền Bắc Kinh liên tục tăng cường sự hiện diện về quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Để đáp lại Ấn Độ khởi động tiến tŕnh đóng 6 tàu ngầm hạt nhân nhằm gia tăng khả năng tấn công.
Tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Ấn Độ được hạ thủy vào năm ngoái
Theo thông tin được hăng tin PTI mới phát đi, Tư lệnh hải quân Ấn Độ Sunil Lanba tiết lộ ngắn gọn rằng: “Quá tŕnh này đă bắt đầu, nó là một dự án tuyệt mật”. Như vậy là kể từ khi được New Delhi phê duyệt hồi tháng 2-2015, đến nay dự án chế tạo hạm đội tàu ngầm hạt nhân của Ấn Độ mới chính thức được khởi động.
Xét về tiềm lực trên biển, Ấn Độ đang có nguy cơ tụt hậu so với Trung Quốc. Kể từ năm 1996 đến nay, đội tàu ngầm tấn công của Ấn Độ đă giảm từ 21 chiếc xuống c̣n 13. Về tàu ngầm hạt nhân, Ấn Độ chỉ sở hữu 2 chiếc, gồm INS Arihant tự đóng và INS Chakra - tàu ngầm thuộc Đề án 971 Shchuka-B thuê của Nga tới năm 2022.
Trong khi toàn bộ số tàu ngầm của Ấn Độ thuộc lớp Kilo xuất xứ từ Nga và tàu ngầm HDW của Đức đều ít nhất đă 20 tuổi và chỉ có thể hoạt động cho đến năm 2025, th́ lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc khá hùng hậu gồm 5 tàu ngầm hạt nhân và 54 chiếc chạy động cơ diesel. Đến năm 2020, lực lượng này có thể sẽ tăng lên 69 - 78 chiếc, theo đánh giá mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc.
Với tiềm lực liên tục được tăng cường, Trung Quốc bắt đầu vươn tầm ảnh hưởng ra ngoài khu vực Thái B́nh Dương. Báo cáo của Bộ Quốc pḥng Mỹ hồi năm 2015 xác nhận tàu ngầm tấn công mang tên lửa của Trung Quốc đă xuất hiện tại Ấn Độ Dương. Tháng 5 vừa rồi, một tàu ngầm diesel lớp Yuan của Trung Quốc đă đi vào vùng biển Ấn Độ và hiện vẫn hoạt động bí mật đâu đó. Đến tháng 7, Bắc Kinh lại khai trương căn cứ hải quân đầu tiên ở Djibouti thuộc phía Tây của Ấn Độ Dương.
Trong bối cảnh quân đội Trung Quốc và Ấn Độ vẫn đang đối đầu nhau trên vùng ngă ba cao nguyên Himalaya hiện đang tranh chấp, việc Bắc Kinh tiến mạnh sang Ấn Độ Dương khiến New Dehli hết sức lo ngại. Để theo dơi hoạt động của hải quân Trung Quốc trong khu vực, Ấn Độ đă triển khai các tàu chiến đến gần eo biển Malacca cũng như đưa máy bay săn ngầm P-8I Poseidon hiện đại đến Andaman và Nicobar - chuỗi đảo ở phía Tây Bắc eo biển Malacca.
Ngoài ra, Ấn Độ c̣n thiết lập các trạm radar trên các ḥn đảo ở Ấn Độ Dương và cho xây dựng một “bức tường cảm biến” dưới đáy biển tại khu vực giữa miền Nam Ấn Độ và miền Bắc Indonesia. New Dehli cũng đă đặt mua máy bay không người lái trinh thám của Mỹ, có khả năng kết hợp với P-8I Poseidon để phát hiện và giám sát tàu ngầm của Trung Quốc.
Nhưng để nhanh chóng lấy lại sự cân bằng chiến lược th́ giải pháp tàu ngầm hạt nhân vẫn là phù hợp hơn cả. Mặc dù chi phí chế tạo rất đắt đỏ, nhưng tàu ngầm hạt nhân có nhiều điểm mạnh vượt trội so với tàu ngầm diesel - điện thông thường. Chúng có tốc độ cao, tầm hoạt động lớn, cùng khả năng lặn liên tục lâu hơn nhiều mà không cần nổi lên nạp khí. Đặc biệt là với các tên lửa đạn đạo tầm xa được trang bị, tàu ngầm hạt nhân là sự lựa chọn phù hợp nhất cho nhiệm vụ răn đe chiến lược.
Hiện có rất ít thông tin về chương tŕnh trị giá 600 tỷ rupee đóng 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công của Ấn Độ. Nhưng có điều rơ ràng rằng đây là c̣n bài chiến lược của New Dehli trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh trên Ấn Độ Dương cũng như trên phạm vi toàn cầu.
VietBF © sưu tập