Giới quan sát cảnh báo rằng một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.
Theo Deutsche Bank, môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đă đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua. Ảnh: Reuters.
Theo các nhà phân tích tại Deutsche Bank (Đức), các điều kiện tín dụng bị thắt chặt có thể kích hoạt làn sóng vỡ nợ tại Mỹ và dẫn tới một cuộc suy thoái. Môi trường kinh tế và kinh doanh khắc nghiệt đă đặt dấu chấm hết cho sự bùng nổ tín dụng trong 20 năm qua.
Hai thập kỷ qua, các hoạt động cho vay đă bùng nổ nhờ lăi suất cực thấp và tăng trưởng kinh tế ổn định.
Nhưng kỷ nguyên đó sắp kết thúc với lăi suất cao hơn và các điều kiện cho vay nghiêm ngặt. Làn sóng vỡ nợ đang âm ỉ. Tại Mỹ, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu rủi ro cao đă tăng từ 1,1% trong năm ngoái lên 2,1%.
Tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay cũng tăng từ 1,4% lên 3,1% cùng kỳ.
Làn sóng vỡ nợ
Deutsche Bank cảnh báo rằng vỡ nợ trái phiếu lăi suất cao có thể đạt đỉnh 9%, c̣n tỷ lệ vỡ nợ đối với các khoản vay ngân hàng là 11,3%, sát mức cao kỷ lục 12% trong cuộc khủng hoảng tài chính.
"Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đ̣n bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp", các nhà phân tích nhận định.
Các chỉ số của chúng tôi báo hiệu một làn sóng vỡ nợ sắp xảy ra. Chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang xung đột với tỷ lệ đ̣n bẩy tài chính cao và bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp
Các nhà phân tích tại Deutsche Bank
Các điều kiện tín dụng thắt chặt cũng đang báo hiệu về một cuộc suy thoái, sẽ xảy ra sau khi sự bùng nổ tín dụng kết thúc.
Thước đo của Deutsche Bank đang cho thấy 35-40% khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ bước vào suy thoái, mức cao nhất kể từ đại dịch.
"Mô h́nh này đang nói với chúng tôi rằng, đă đến lúc phải bán ra", các nhà phân tích tiết lộ.
Những rắc rối trong ngành ngân hàng đă trở nên nghiêm trọng hơn từ đầu tháng 3. Thời điểm đó, các cơ quan quản lư đóng cửa Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 17 tại Mỹ.
Sự sụp đổ của SVB được cho là do những đợt tăng lăi suất điều hành dồn dập của Fed sau giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời kỳ đại dịch.
Mối đe dọa với tăng trưởng kinh tế
Theo sau đó là sự sụp đổ của Signature Bank. Khách hàng ồ ạt rút tiền khỏi các nhà băng do niềm tin đă bị hủy hoại nghiêm trọng. Không lâu sau, JPMorgan phải tiếp quản First Republic Bank. Bên ngoài nước Mỹ, UBS cũng ra tay giải cứu Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ vốn đang trượt dài trong khủng hoảng.
Theo một báo cáo được Fed công bố hồi đầu tháng trước, t́nh trạng hỗn loạn của những ngân hàng cỡ trung nước này sẽ khiến các nhà băng thắt chặt tiêu chuẩn cho vay đối với doanh nghiệp và hộ gia đ́nh. Đó là mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Các quan chức tin rằng rắc rối sẽ kéo dài sang năm sau. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế giảm sút, tiền gửi có thể bị rút ồ ạt và khả năng chống chịu giảm đi.
Theo các chuyên gia được khảo sát, triển vọng của ngành vẫn khá ảm đạm trong năm sau.
C̣n theo dữ liệu từ Morgan Stanley, các ngân hàng đă bắt đầu thắt chặt hoạt động cho vay ở mức độ cao chưa từng thấy. Điều này đang làm gia tăng nguy cơ suy thoái trong năm 2023.
Bank of America cho biết một cuộc suy thoái toàn diện, song hành với khủng hoảng tín dụng có thể khiến các doanh nghiệp vỡ nợ tổng cộng 1.000 tỷ USD.
VietBF@sưu tập