Xem những bộ phim Việt, khán giả vẫn thường thốt lên: “Đâu có giống Việt Nam!”. Vậy có phải nhà làm phim đang xa rời thực tế hay khán giả quan niệm chưa đúng về tính hiện thực trong điện ảnh?
Theo đạo diễn Trần Tuấn Hiệp, nhiều người quen nghĩ rằng hiện thực phải là cái nh́n thấy ở ngoài đời. Người ta đem cái hiện thực ấy đối chiếu với bộ phim, nếu thấy không giống th́ tức là phim không phản ánh được hiện thực, là đi sai đường.
Thế nào là hiện thực?
Tuy nhiên, đạo diễn nhận định, nếu cứ bê nguyên xi những ǵ có ở ngoài đời lên màn ảnh th́ sẽ không thành phim được. Đôi khi hiện thực trong phim không giống ngoài đời chút nào nhưng nó vẫn phản ánh cuộc sống một cách rất sâu sắc. Lấy ví dụ hai bộ phim
Bi, đừng sợ! và
Cánh đồng bất tận, ông thừa nhận ban đầu cũng có phản ứng giống nhiều người khác: “Việt Nam ḿnh làm ǵ đến nỗi thế!”. Nhưng khi ngẫm nghĩ lại th́ mới nhận ra, cuộc đời có biết bao số phận, mảnh đời khác nhau, làm sao ḿnh biết hết được. Trên những trang báo mạng, người ta c̣n đăng những chuyện đen tối hơn nhiều. Cho nên theo ông, vấn đề chỉ là hiện thực đó được phản ánh như thế nào, có khiến khán giả tin được hay không mà thôi.
Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn cũng chia sẻ quan điểm này bằng một câu chuyện nghề. Khi tham gia tuyển sinh hay làm giám khảo các cuộc thi, ông nhận thấy phần lớn các tiểu phẩm dự thi đều có nhân vật bán vé số, ăn xin, gái điếm, kẻ cắp... “Họ tưởng rằng ḿnh đang bám sát cuộc sống. Thực ra thị hiếu tiền, t́nh, tù, tội đă ăn sâu vào tư duy, khiến họ không biết rung động trước những cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế. Hoặc là họ đang sa vào chủ nghĩa tự nhiên, hớt những váng mỡ trên nồi nước dùng mà không quan tâm đến những ǵ sôi sục bên trong”, đạo diễn Trăng nơi đáy giếng nói. Để chọn những chi tiết hiện thực, theo ông, người làm phim cần phải trả lời câu hỏi, chuyện phim có tác động ǵ đến xă hội, chất liệu đó giúp ta thể hiện ǵ, khám phá ǵ về cuộc sống.
C̣n với nhà văn Chu Lai, hiện thực là điều ai cũng thấy được, nhưng chọn cái ǵ và đưa cái ǵ vào khuôn h́nh để nhà làm phim và công chúng cùng rung cảm th́ lại là “một quá tŕnh rớm máu, nhiều khi chán nản, tuyệt vọng”. Với ông, “hiện thực là phải đi đến tận cùng của mọi góc khuất, của cái tốt cái xấu, cái đen cái trắng, bóc đến tận cùng tim gan phèo phổi của nó để cắt nghĩa, để t́m độ rung thẩm mỹ”. Trong hiện thực không có chỗ cho sự chừng mực, bởi “chừng mực là tự sát, là cho ra đời những sản phẩm nước lợ, những sản phẩm nửa nạc nửa mỡ khó nhằn”.
Nam diễn viên chính Đ́nh Toàn và nữ diễn viên chính Lan Ngọc đoạt
Cánh diều vàng.
Làm nghệ thuật phải có tâm
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là nhà làm phim có thể nhân danh chuyện đi t́m nét độc đáo trong cuộc sống để tạo ra những sản phẩm kỳ quái đến mức khó chấp nhận. Nhà văn Chu Lai nhận định: “Nghệ thuật phải vươn tới cái lạ. Nhưng lạ quá, lạ lấy được, lạ để đạt đến đỉnh cao doanh thu th́ sẽ rơi vào sự giả. Mà giả và nhạt là kẻ thù không đội trời chung của bất cứ ḍng nghệ thuật nào, chứ đừng nói đến nghệ thuật thứ 7”. Ranh giới giữa cái độc đáo và cái giả dối theo ông là rất mong manh, đ̣i hỏi người nghệ sĩ phải có cái tâm để đừng đi quá giới hạn. “Cái tâm đẻ ra cái tầm - nhà văn khẳng định. Tâm lành th́ nh́n cuộc sống dẫu có đen rầm vẫn ló ra những chấm sáng nhân t́nh, hy vọng”. Theo ông, nghệ thuật cần làm điều mà như một thi hào Nga từng nói: “Nghệ thuật phải làm cho con người giật ḿnh lo sợ, nhưng để sau đó tin yêu con người, tin yêu cuộc đời hơn”.
Theo nhà biên kịch Ngô Ngọc Ngũ Long, phản ánh hiện thực không có nghĩa là quăng hết mọi sự thật trần trụi lên phim theo chủ nghĩa tự nhiên, mà phải chắt lọc những nét tinh túy của dân tộc để làm nên cái hồn của người Việt. Câu chuyện, bối cảnh, tầm hồn, tính cách con người phải mang bản sắc Việt, cốt cách Việt, phù hợp với phong tục tập quán người Việt. V́ thế, bà cho rằng không thể nhân danh tính độc đáo mà làm ra những bộ phim quá xa lạ, kiểu như ḍng phim tác giả ở phương tây, theo lối “bày biện tâm trạng và cảm xúc con người mà không cần thông điệp ǵ đằng sau nó”.
Kim Vân
theo dv