Hà Nội có hai thứ rác không đáng có và không thể chấp nhận được, đó là rác hoa (mỗi dịp qua Tết) và rác ngôn ngữ - chính là việc văng tục, chửi thề. Rác hoa th́ có thể dọn đi nhưng rác ngôn ngữ th́ không.
Hai nữ sinh Hà Nội trong một vụ căi vă to tiếng với nhau ngoài đường
Văng tục, chửi thề ngày nay đă lây lan rất nhiều trong giới trẻ, trong đó có không ít nữ sinh. Họ cho ḿnh sở hữu đặc quyền riêng đó và hân hoan sử dụng nó bất cứ lúc nào thích. Thật nguy hiểm v́ việc đó đă trở thành một xu hướng, càng ghê gớm hơn khi xu hướng đó được giới trẻ thừa nhận và coi là điều b́nh thường. Nhiều nữ sinh lấy làm sung sướng dùng nó như câu cửa miệng hằng ngày.
Thật ra chửi thề xem ra cũng là một cách để giải tỏa bức xúc, tuy nhiên cần phải được xem xét và sử dụng trong bối cảnh, t́nh huống và không gian thích hợp. Nhưng với giới trẻ hiện nay th́ hoàn toàn khác, họ sẵn sàng phun ra ở những chốn đông người đàng hoàng, ở những môi trường được gọi là văn hóa.
Tiếng Việt đa dạng, biết chơi chữ, sáng tạo ngôn ngữ một cách hồn nhiên là điều tốt, nhưng phải được chế ngự bằng một ư thức và t́nh yêu ngôn ngữ trong sáng của tiếng Việt. Tiếng Việt phải phát triển tiến lên theo căn cơ của nó chứ không phải là sự bóp méo, lệch lạc.
Văng tục là chuyện “đầu môi chót lưỡi”, ư thức riêng của một người và có vẻ như vô hại, nhưng khi ở trong một đám đông, lại là đám đông thân thiết sẽ vô t́nh hợp thành ư thức chung, ư chí chung từ đó mặc nhiên thừa nhận đó là điều nguy hiểm. Trong một thế giới IT thịnh hành, xă hội phát triển, sự giao lưu với phương Tây nhiều hơn... khiến lối ăn nói cởi mở hơn, tuy nhiên không phải vin vào đó để bao biện cho chính ḿnh.
Theo tôi, lư do lớn nhất khiến văng tục trở thành vấn nạn chính là việc giới trẻ quá buông thả về ngôn ngữ, thiếu ư thức giữ ǵn vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt và truyền thống văn hóa dân tộc. Trong lúc đó, do hoàn toàn không bị pháp luật cấm, không hề bị cản trở bởi một chế định hữu h́nh nào đó nó càng có cơ hội lan rộng ra.
“Chữa trị” nạn văng tục, chửi bậy xem ra chưa có được lời giải bởi lấy cái ǵ để chữa khi nó là một thứ mông lung nằm sâu trong giao tiếp đời sống hằng ngày. Rơ ràng không thể áp dụng biện pháp t́nh thế nào để khắc phục. Xă hội buộc phải sống chung với nó nhưng là sống ở thế chủ động, tẩy chay khi nó vượt quá mức độ cho phép, chứ không phải là a dua, tán đồng.
Tuy chữa khó nhưng ngăn ngừa và triệt tiêu từ khi c̣n mầm mống là điều hoàn toàn có thể. Đó là việc quay về sự căn cơ của ngôn ngữ, giáo dục từ cách “ăn, nói, gói, mở”. Trong gia đ́nh hăy bắt đầu từ những bài học sơ đẳng nhất, như: tránh nói trống không, xưng hô với người hơn tuổi phải đi kèm từ “ạ”... Về lâu dài phải có giải pháp chiến lược về giáo dục ngôn ngữ từ cấp mẫu giáo cho đến đại học.
Theo Tuổi trẻ