Hơn 1 năm sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng dự án nghiên cứu pḥng chống cháy nổ xe, các bộ - ngành vẫn chưa hoàn thành trong khi t́nh trạng này lại đang bùng phát
Từ đầu năm 2013 tới nay, đă liên tục xảy ra hàng chục vụ cháy các loại xe máy, container, tải, đạp điện khiến người dân lo lắng.
Một xe tải tự bốc cháy ở cầu Thăng Long (Hà Nội) vào ngày 2-7. Ảnh: ĐINH BÁ
Tiếp tục... hội thảo để t́m nguyên nhân!
Trước đó, do liên tiếp xảy ra cháy xe trên cả nước, vào tháng 6-2012, Thủ tướng Chính phủ đă có văn bản yêu cầu các bộ - ngành liên quan làm rơ nguyên nhân. Tuy nhiên, đến ngày 3-7, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về cơ chế cháy nổ xe và cách pḥng chống do liên bộ Khoa học - Công nghệ, Giao thông Vận tải (GTVT), Công an, Công Thương thực hiện vẫn chưa đâu vào đâu. Điều này có nghĩa là các cơ quan quản lư nhà nước vẫn chưa thể giúp người dân có đánh giá toàn diện về cháy xe và cách pḥng chống một cách hiệu quả nhất.
Theo ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ GTVT, dự kiến trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới, các bộ - ngành sẽ tổ chức hội thảo để trao đổi thêm thông tin về đề tài nghiên cứu này (?!). Riêng phần việc mà Bộ GTVT giao Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện, ông Giao cho biết đến giờ vẫn chưa hoàn thành để gửi sang Bộ Khoa học - Công nghệ (cơ quan chủ tŕ). Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát Pḥng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an, cho biết việc thống kê các vụ cháy nổ xe và phân loại nguyên nhân vẫn đang được cơ quan này tiến hành. Trong khi đó, đại diện Bộ Khoa học - Công nghệ th́ lấy lư do bận họp, hẹn trả lời phóng viên Báo Người Lao Động vào dịp khác.
Một ô tô đang lưu thông trên đường ở TP Thanh Hóa bất ngờ tự bốc cháy mới đây. Ảnh: TUẤN MINH
Số lượng xe bị cháy “c̣n quá nhỏ” (?!)
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2010 đến nay, có trên 500 vụ cháy nổ xe máy và ô tô gây thiệt hại cả trăm tỉ đồng. Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân bước đầu về cháy nổ xe do liên bộ Công an, Khoa học - Công nghệ, GTVT, Công Thương tổ chức cách đây hơn 1 năm, Cục Cảnh sát Pḥng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ cho biết đa số các vụ cháy nổ xe đă xác định được nguyên nhân là do chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông và do người sử dụng tự đốt; chưa thể kết luận có liên quan tới việc xe sử dụng xăng dầu “bẩn” hoặc pha chế tạp chất.
Nghiên cứu của Cục Đăng kiểm Việt Nam cho thấy đa số các vụ cháy nổ có liên quan tới việc người sử dụng tự ư thay đổi thiết kế, kỹ thuật điện trên xe. “Hầu hết các loại xe mới đi trong vài năm, nếu người dân không đụng vào hệ thống điện, làm thay đổi, méo mó chúng th́ rất khó xảy ra cháy nổ” - ông Giao nhận định.
Qua kiểm tra, giám sát dây chuyền sản xuất xe hiện nay của các hăng, Cục Đăng kiểm Việt Nam không phát hiện dấu hiệu bất thường nào có thể gây ảnh hưởng tới nguy cơ cháy nổ xe khi vận hành. Cục Đăng kiểm đă yêu cầu các nhà sản xuất bổ sung vào cuốn sách hướng dẫn sử dụng xe các biện pháp pḥng chống chảy nổ khi vận hành. “Nếu so sánh từ vài chục tới cả trăm xe cháy nổ mỗi năm với con số 36 triệu xe máy và gần 2 triệu ô tô đang lưu hành th́ c̣n quá nhỏ. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lư nhà nước th́ phải làm rơ nguyên nhân để cảnh báo cho người dân” - ông Giao nói.
THẾ KHA