Vấn đề biên giới lănh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn thu hút sự quan tâm và tranh căi trong dư luận người Việt trong và ngoài Việt Nam.
Cho đến hôm nay, Hiệp ước Biên giới trên đất liền được hai nước kư năm 1999 vẫn gây ư kiến trái ngược.
Hiệp ước Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được kư năm 1999
Một nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông, Dương Danh Huy, mới đây gửi cho BBC bài viết về chính sách thông tin của Việt Nam liên quan biên giới lănh thổ và ranh giới biển. Bài viết đặt ra một số câu hỏi cho Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, sau khi ông Trục, trên báo Việt Nam, kể lại những năm đàm phán biên giới với Trung Quốc.
Khi được Lê Quỳnh của BBC liên lạc, ông Trần Công Trục đồng ư trả lời những "băn khoăn" về cuộc đàm phán biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Xin giới thiệu với quư vị hai bài viết muốn giải đáp thêm các câu hỏi về quá tŕnh đàm phán giải quyết vấn đề biên giới, lănh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ư KIẾN CỦA ÔNG DƯƠNG DANH HUY
Cho đến nay vẫn có có nhiều ư kiến khác nhau về tính công bằng của hai hiệp định Việt-Trung về ranh giới trên bộ và về vịnh Bắc Bộ được kư vào năm 1999 và 2000.
Mới đây, trả lời phỏng vấn trên báo Giáo dục Việt Nam về hai hiệp định này, TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói:
“Điều đáng nói là không chỉ dư luận người dân mà ngay cả những người làm công tác nghiên cứu, các nhà khoa học lẫn những nhà quản lư, lănh đạo vẫn c̣n nhiều người mơ hồ, lăn tăn về chuyện này. Thậm chí có người suy đoán “chắc là dư luận nói đúng” bởi v́ họ nghĩ Việt Nam là nước nhỏ, nước yếu ở cạnh một nước mạnh, nước lớn như TQ th́ phải có sự nhượng bộ không thể tránh khi đàm phán tranh chấp biên giới, lănh thổ.”
Điều TS Trần Công Trục nói đến là do một khuyết điểm cơ bản trong chính sách của Việt Nam về thông tin liên quan đến biên giới lănh thổ và ranh giới biển.
Trấn an?
Nếu Việt Nam công bố minh bạch và đầy đủ thông tin th́ đă không có nhiều người làm công tác nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lư, lănh đạo “mơ hồ, lăn tăn” về các hiệp định lănh thổ và biển, mà dư luận người dân cũng đă đỡ xôn xao. Thông tin đó không thể dựa trên việc quan chức hé ra một phần, không thể được thay thế bằng thông tin hành lang, hay những lời khẳng định, trấn an. Ngược lại, Việt Nam phải có chính sách cung cấp cho nhân dân thông tin chính thức, minh bạch và đầy đủ, theo tư duy 3C, “Công khai, Công luận, Công pháp quốc tế”.
Không thể bác bỏ những suy đoán mà TS Trần Công Trục đề cập đến, hay những suy đoán khác, bằng những lời phủ định “chay”. Để bác bỏ chúng, cần công bố những thông tin như: trong đàm phán Việt Nam đă đ̣i ǵ, Trung Quốc đă đ̣i ǵ, mỗi bên đă đưa ra dẫn chứng và lập luận ǵ cho yêu sách của ḿnh, và cuối cùng mỗi bên được ǵ với lư do ǵ. Người quan tâm sẽ dùng những thông tin đó để đánh giá giá trị pháp lư của chứng cứ của mỗi bên và tính công bằng của thỏa hiệp.
Nếu thay thế những thông tin đó bằng những lời trấn an th́ nhân dân không thể biết có bên nào đă ngang ngược hay không, và bên kia có đă đành phải chấp nhận hay không; họ chỉ có thể lựa chọn giữa có tin lời trấn an hay không. Lănh thổ là của nhân dân cho nên họ phải được hơn như thế: họ phải được có thông tin về đàm phán lănh thổ và biển. Các lời khẳng định, các lời trấn an, tin hành lang và tin đồn là không đáp ứng đủ quyền được biết của nhân dân.
Nhưng cho tới nay, mặc dù tọa độ của các cột mốc đă được công bố, vẫn chưa có thông tin đầy đủ và minh bạch về cuộc đàm phán dẫn đến chúng.
Khu vực Núi Đất
Một thí dụ là khu vực Núi Đất, mà Trung Quốc gọi là Lăo Sơn và đánh chiếm vào tháng 4 năm 1984. Vào tháng 7 năm 1984 Quân đội Nhân dân Việt Nam đă mở chiến dịch kéo dài nhiều năm, chiến đấu quyết liệt để giành lại những vùng bị Trung Quốc chiếm đóng. Với xương máu của rất nhiều người lính, Việt Nam đă giành lại được nhiều phần.
Trên bàn đàm phán, Việt Nam cũng đă giành lại được một số mỏm núi. Theo thông tin không chính thức từ phía Trung Quốc và phía Việt Nam th́ có một mỏm có vẻ như cả hai bên không chối căi là của Việt Nam, nhưng Trung Quốc đă xây nghĩa trang quân đội trên đó và họ chủ trương là khu vực nghĩa trang là bất khả xâm phạm.
Việt Nam có cuộc chiến biên giới với Trung Quốc tháng Hai 1979
Có việc đó hay không? Nếu có th́ v́ ly do nào mà Việt Nam đă chấp nhận? V́ nhân đạo và địa chính trị, hay v́ không có đủ chứng cứ pháp lư, hay lư do nào khác? Tại sao thông tin không được công bố?
Vịnh Bắc Bộ
Một thí dụ khác là ranh giới trong vịnh Bắc Bộ. Ban đầu Việt Nam chủ trương kéo dài đường phân định trong Hiệp định Pháp-Thanh 1887 để chia cả lănh hải 12 hải lư và vùng đặc quyền kinh tế bên ngoài 12 hải lư, nhưng Trung Quốc đă không chấp nhận. Sau đó Việt Nam chủ trương chia theo luật quốc tế về phân định biển. Theo tài liệu đă công bố của nhân viên nhà nước có chức năng th́ Trung Quốc chủ trương chia đều 50:50, không cần đến lập luận pháp lư. Cuối cùng hai bên đă thỏa hiệp bằng tỷ lệ 53:47 nghiêng về Việt Nam.
Theo bản đồ độ phân giải cao th́ nhiều điểm trong đường phân định vùng đặc quyền kinh tế trong vịnh Bắc Bộ nằm gần lănh thổ Việt Nam hơn lănh thổ Trung Quốc. Nổi bật nhất là điểm 17 nằm gần bờ biển Hà Tĩnh hơn đảo Hải Nam khoảng 50 km, và điểm 14 nằm gần bờ biển Nam Định hơn đảo Hải Nam khoảng 37 km. Trong khi đó, không có điểm nào nằm gần lănh thổ Trung Quốc hơn lănh thổ Việt Nam. Nếu lấy một đường trung tuyến nào đó làm chuẩn (có thể có vài đường trung tuyến khác nhau đều tương đối hợp lư) th́ có thể nói là Việt Nam được ít hơn đường trung tuyến ít nhất là nhiều trăm cây số vuông.
V́ vậy, mặc dù lời phê phán rằng Hiệp Định Pháp-Thanh 1887 đă chia toàn bộ vịnh Bắc Bộ là lời phê phán không hợp lư, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam, rằng Hiệp Định vịnh Bắc Bộ 2000 là công bằng, cũng là quan điểm chưa thuyết phục.
Có thể cho rằng hiệp định đó là đại khái công bằng ở một mức nào đó, nhưng mức đó có là công bằng đủ hay không th́ là điều có thể tranh luận. Trong tranh luận đó, thể có người cho rằng trước một Trung Quốc vừa mạnh, vừa tham, bất chấp luật quốc tế, th́ việc Việt Nam đạt được mức công bằng đó là khá rồi, và có thể có người có quan điểm ngược lại.
Cũng có thể có người cho rằng việc được ít hơn đường trung tuyến đó là giá phải chăng cho việc có một ranh giới ổn định trong vịnh Bắc Bộ, và có thể có người có quan điểm ngược lại.
Điều quan trọng ở đây là phải có thông tin chính thức và có tranh luận khoa học, duy lư. Đó cũng là nguyên tắc chung cho việc nhận định về các hiệp đinh biên giới, ranh giới.
Ư KIẾN CỦA ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC
Trước hết, tôi xin cảm ơn và hoan nghênh sự quan tâm và bày tỏ một số băn khoăn thắc mắc của học giả Dương Danh Huy sau khi đọc nội dung trả lời phỏng vấn của tôi đăng trên trang báo Điện tử Giáo dục Việt Nam gần đây.
Ông Dương Danh Huy là học giả quen biết của độc giả Việt Nam và quốc tế quan tâm đến lĩnh vực biên giới, lănh thổ, đặc biệt là vấn đề biển, đảo, trong đó có tôi. Tôi đă đọc, nghiên cứu khá kỹ những nội dung mà ông Dương Danh Huy đă phát biểu trên một số phương tiện thông tin truyền thông và một số công tŕnh nghiên cứu đă đăng tải trên trang mạng điện tử “Quĩ nghiên cứu Biển Đông”. Là một công dân Việt Nam luôn tâm huyết với vấn đề biên giới, lănh thổ, biển, đảo của Tổ Quốc, hiện nay là một người nghiên cứu độc lập, tôi tâm đắc và đánh giá cao những công tŕnh nhiên cứu của ông Dương Danh Huy, tôi cũng chia sẻ với những băn khoăn, trăn trở của ông có liên quan đến kết quả đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua.
Đúng là sở dĩ cho đến nay trong dư luận vẫn c̣n tồn tại những băn khoăn, thắc mắc, thậm chí vẫn c̣n nghi hoặc về một số thành quả của quá tŕnh đàm phán giải quyết vấn đề biên giới, lănh thổ với Trung Quốc, chủ yếu là do thiếu thông tin hoặc thông tin không rơ ràng, minh bạch, thậm chí mâu thuẫn nhau, chưa kể tới những thông tin thiếu trung thực, khách quan xuất phát từ những đông cơ khác nhau. Đó là một thực tế ai cũng nhận ra. Dư luận đ̣i hỏi được cung cấp thông tin là hoàn toàn chính đáng, là nhu cầu cần kíp.
Tuy nhiên công bằng mà nói, sở dĩ c̣n t́nh trạng này là v́ có những nguyên nhân chủ quan, khách quan mà chúng ta nên b́nh tĩnh xem xét. Là người trong cuộc, tôi có thể nói rằng đ̣i hỏi của công chúng nói trên mặc dù rất chính đáng, cần thiết, nhưng những người có trách nhiệm không thể có khả năng đáp ứng ngay, kịp thời được. Bởi v́ đây là vấn đề hết sức hệ trọng, nhạy cảm và rất rất phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sông xă hội. Có những nội dung có thể công khai ngay được, cũng có những nội dung chưa thề công khai ngay được, nhất là trong thởi gian đang đàm phán hoạch đinh biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa.
Mọi người đều biết thời gian đàm phán hoạch định và phân giới cắm mốc kéo dài chí ít là từ năm 1993 cho đến năm 2008, trước đó nữa là thời gian nghiên cứu chuẩn bị phương án đàm phán, mọi hồ sơ tài liệu đều phải được bảo quản theo chế độ bảo mật. Từ sau khi hoàn thành về cơ bản phân giới cắm mốc cho đến nay mới chỉ khoảng 5 năm, lại c̣n tiếp tục đàm phán một số nội dung quản lư biên giới, mốc giới, cửa khẩu, sử dụng sông suối biên giới chung…Với thời gian đó và với khối lượng công việc đó, có lẽ khó có thể có ai đáp ứng ngay được những đ̣i hỏi của dư luận. Mặc dù vậy, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và có liên quan cũng đă cố gắng công bố nhiều ấn phẩm khá tốt về lĩnh vực này.
Có thể nói rằng thông tin ngày càng phong phú, rơ ràng, công khai, minh bạch hơn. Mọi người có thể t́m mua tại các cửa hàng sách hay truy cập trên các trang mạng những ấn phẩm này. Tôi tin rằng các Cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam sẽ dần dần bổ sung cung cấp đầy đủ mọi thông tin có liên quan và cần thiết. Thiết nghĩ đó cũng là trọng trách của các tổ chức, cơ quan, cá nhân có liên quan trước đ̣i hỏi chính đáng của công luận. Bởi v́ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ quốc gia của các thế hệ người Việt Nam vẫn đang tiếp diễn.
Trở lại nội dung cụ thể mà ông Dương Danh Huy nêu lên, tôi mạn phép có đôi điều b́nh luận theo nhận thức và thông tin mà bản thân tôi tự nắm bắt được:
T́nh h́nh biên giới
Trước hết, có lẽ xin được phép nhắc lại khái quát về t́nh h́nh biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.
Biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc dài khoảng 1.400 km tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Biên giới này được hoạch định và phân giới cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch đinh biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1887 và Công ước bố sung ngày 20 tháng 6 năm 1895 kư kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc).
Kim ngạch thương mại qua biên giới Việt - Trung đạt trên 8,6 tỷ USD năm 2012
Trong hơn 100 năm kể từ khi Công ước Pháp Thanh được kư kết, biên giới giữa 2 nước đă trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do thời tiết, do diến đổi địa h́nh địa vật và do những biến động chính trị, xă hội ở mỗi nước cũng như trong quan hệ giữa 2 nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. V́ vậy, đă nẩy sinh những tranh chấp hết sức phức tạp từ nhận thức khác nhau về hướng đi của biên giới cho đến lịch sử quản lư thực tế về biên giới…Chẳng hạn, lời văn mô tả và bản đồ có nơi không đầy đủ, chính xác, rơ ràng; các cột mốc biên giới được căm từ cuối thế kỷ XIX không được xác định bằng lưới tọa độ, nhiều mốc bị hư hỏng, bị mất, xê dịch, nhiều mảnh bản đồ gốc không c̣n; trên một số khu vực biên giới xẩy ra sự chuyển dịch dân cư không theo biên giới pháp lư…
Từ t́nh h́nh nói trên, nhằm xác định lại chính xác biên giới để quản lư biên giới lănh thổ tốt hơn, tránh những tranh chấp phức tạp xẩy ra làm ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa hai nước, ảnh hưởng đến môi trường ḥa binh, ổn định, hợp tác và phát triển của mỗi nước…, ngay sau khi b́nh thường hóa quan hệ tháng 11 năm 1991, hai bên đă thỏa thuận tiến hành đàm phán hoạch định biên giới mới thay cho Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và tiến hành phân giới cắm mốc tại thực địa dựa trên nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới mới này. Quá tŕnh đàm phán đă diễn ra như sau:
- Từ năm 1990, sau khi hai nước khôi phục quan hệ, từ 7-11-1991 đến 10-11-1991 đă kư hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới: quản lư biên giới theo t́nh h́nh thực tế; thẩm quyền giải quyết biên giới cấp Chính phủ; giữ mốc biên giới.
- Từ năm 1992, đàm phán lần thứ 4 diễn ra ngày 19-10-1993 kư thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ giữa 2 nước; trong thỏa thuận này, hai bên đă nhất trí mở ra 4 diễn đàn đàm phán về biên giới lănh thổ (3 cấp chuyên viên và 1 cấp Chinh phủ) và đặc biệt đă thống nhất được căn cứ pháp lư để đàm phán là: “Hai bên đồng ư căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới kư giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26-6-1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20-6-1895, cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đă được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định; đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa VN và TQ…”
- Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa, thậm chí cả các tài liệu chính thức đă xuất bản trước thời điểm này, nếu không được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên, đều không có giá trị dùng làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá tŕnh đàm phán lần này.
- Thực hiên Thỏa thuận nói tên, từ tháng 2/1994 đến tháng 12/1999, 2 bên đă họp 6 ṿng cấp Chính phủ, 16 ṿng nhóm công tác liên hợp, 3 ṿng nhóm soạn thảo Hiệp ước.
- Tại ṿng 2 (tháng 7/1994) nhóm công tác đă trao bản đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870km/1360km đường biên giới trùng nhau (67%), 436km/1360km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích 236,1km2 trong đó có 74 khu vực loại A (1,87km2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu vực loại B(3,062km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm 2 bên khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.
- Đàm phán cấp Chính phủ ṿng 6 (25-28 tháng 9 năm 1998) thống nhất phân khu vực C thành 3 loại: khu vực Công ước đă quy định rơ ràng, khu vực một bên quản lư quá hoặc vạch quá đường biên giới, khu vực Công ước không qui định rơ ràng để xử lư theo nguyên tắc đă thỏa thuận, chẳng hạn:
1. Nguyên tắc các bên trao đổi vô điều kiện cho nhau những vùng đất quản lư quá đường biên giới: “Sau khi 2 bên đối chiếu xác định lại đường biên giới, phàm những vùng do bất kỳ bên nào quản lư quá đường biên giới về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện” (Phần II, điểm 3, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ giữa CHXHCN VN và CHND TH, ngày 19 tháng 10 năm 1993).
- Trong quá tŕnh phân giới cắm mốc, đối với một số khu vực nhạy cảm do có sự tồn tại của dân cư vượt qua biên giới pháp lư mới được hoạch định th́ hai bên thỏa thuận thực hiện nguyên tắc giảm tối đa tác động đến khu dân cư, điều chỉnh biên giới sao cho cân bằng về diện tích, giữ nguyên hiện trạng khu dân cư, như nhà cửa, ruộng vườn, nghĩa trang mồ mả…Thực hiện nguyên tắc này, hai bên đă thỏa thuận xử lư thỏa đáng các khu vực có dân cư sinh sống; chẳng hạn, 4 khu vực loại C( 66c, 81c, 127c, 260c) diện tích khoảng 7,2 km2 có dân cư Việt Nam sinh sống quá đường biên giới pháp lư mới về phía Trung Quốc vẫn được giữ nguyên; 5 khu vực loại C với diện tích khoảng 5,7 km2 dân TQ ở quá đường biên giới pháp lư về phía Việt Nam cũng được giữ nguyên hiện trạng.
- Đối với khu vực điểm cao có chốt quân sự, th́ các điểm cao nằm trong lănh thổ của nước nào th́ thuộc nước đó. Đối với các điểm cao nằm ngay trên đường biên th́ không bên nào được phép đóng quân hay không được xây dựng bất kỳ công tŕnh quân sự nào trên đó, phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông suối: “Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối, hai bên đồng ư sẽ tính đến mọi t́nh h́nh và tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu nghị để giải quyết” (Phần II, điểm 4, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới Việt – Trung 19 tháng 10 năm 1993). Tại ṿng 5 đàm phán cấp Chính phủ, hai bên đă đạt được thỏa thuận về nguyên tắc giai quyết đường biên giới trên sông suối giữa 2 nước: Đối với những đoạn biên giới đă được Công ước 1887, 1895 xác định rơ ràng th́ căn cứ vào các quy định của Công ước để xác định biên giới, cũng như sự quy thuộc các cồn băi trên sông suối biên giới; đối với những đoạn biên giới theo sông suối chưa được Công ước xác định rơ ràng th́ 2 bên sẽ áp dụng nguyên tắc phô biến của Luật pháp và Tập quán quốc tế để xác định:
- Trên các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được đường biên giới sẽ đi theo trung tâm luồng chính tàu thuyền chạy.
- Trên các đoạn sông suối tàu thuyền không đi lại được đường biên giới sẽ đi theo trung tâm cua ḍng chảy hoặc ḍng chính.
- Hiệp ước hoạch định biên giới được hai nước Việt Nam, Trung Quốc chính thức kư ngày 30 tháng 12 năm 1999 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 6 tháng 6 năm 2000 và Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn ngày 29 tháng 4 năm 2000. Hiêp ước này mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000. Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12 năm 2001, hai bên đă tiên hành phân giới, cắm mốc.
- Đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, công tác phân giới cắm mốc đă cơ bản hoàn thành. Kết quả là: Chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km, trong đó có 383, 914 km đường biên giới đi theo sông suối; cắm được 1970 cột mốc, trong đó có 1548 cột mốc chính, 422 cột mốc phụ. Toàn bộ công việc này được tổ chức thực hiện để phân vạch đường biên giới trên thực địa một cách chính xác, cụ thể, rơ ràng, hoàn chỉnh và dược đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy , bền vững và đủ về số lượng trên thực địa. Khi tiến hành phấn giới cắm mốc, hai bên đă vận dụng các nguyên tắc đă thỏa thuận để xử lư những trường hợp có liên quan đến dân cư, tài sản, thực tế quản lư, thậm chí cả đến vấn đề tâm linh, tín ngưỡng…làm sao đảm bảo lợi ích chính đáng cho nhân dân hai bên biên giới.
Thiết nghĩ với những thông tin này có lẽ cũng có thể giúp giải đáp được phần nào những băn khoăn, thắc mắc nói trên.