Tờ The Diplomat đă đăng một bài phân tích về động cơ của Trung Quốc tại Biển Đông. Đó là tham vọng thương mại và khắc phục điểm yếu hải quân nước này.
Trong khi Mỹ và ASEAN liên tục kêu gọi Trung Quốc ngừng hành động bành trướng này, Trung QUốc tiếp tục gia tăng căng thẳng tại khu vực này.
Và trong khi thế giới chờ đợi quyết định của Ṭa trọng tài thường trực về vụ Philippines kiện Trung Quốc, giới phân tích cho rằng phán quyết sẽ có ít tác động với những hành động của Bắc Kinh, bởi tham vọng của nước này là đảm bảo một đế chế thương mại không có đối thủ ở khắp Âu - Á và Châu Phi.
Báo cáo của Lầu Năm Góc tŕnh quốc hội Mỹ cho thấy, Trung Quốc đă bồi đắp trái phép thêm hơn 3.200 mẫu Anh (tương đương gần 1.300 ha) trên 7 thực thể mà nước này chiếm đóng trái phép trên Biển Đông chỉ trong ṿng 2 năm qua.
Ngoài ra, Trung Quốc đă xây cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự quy mô lớn trên các thực thể này. Một phân tích trên tờ The Diplomat cho thấy, có 2 động cơ giải thích cho chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đó là tham vọng thương mại và điểm yếu hải quân của nước này.
Trước hết, mặc dù đế chế thương mại của Trung Quốc, được ủng hộ bởi thương mại với Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Nam Á, ngày một tăng nhưng vẫn có liên kết yếu, đó là biên giới trên biển của Trung Quốc dễ bị tổn thương bởi sự kiểm soát của các cường quốc nước ngoài. Thực tế này cho thấy căng thẳng trong khu vực chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng, mặc dù khả năng biến thành xung đột vẫn c̣n thấp.
Sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa nhanh chóng, Trung Quốc đă nổi lên là một quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, với tổng giá trị lên đến hơn 4.3 ngh́n tỉ USD trong năm 2015. Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài tăng từ mức nhỏ giọt trong 10 năm trước đây lên gần 120 tỉ USD trong năm 2015. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai thế giới của Châu Âu, trong khi ngày càng có bước tiến đáng kể trong thương mại - đầu tư vào Trung Đông và Nam Á.
Để củng cố và mở rộng đế chế thương mại, Trung Quốc đă đẩy mạnh chiến lược "Nhất đới, nhất lộ", hồi sinh lại "Con đường Tơ lụa" cổ xưa. Nếu thành công, dự án này sẽ thay đổi cơ bản cán cân quyền lực trên toàn cầu theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
Dự án "Nhất đới, nhất lộ" của Trung Quốc bao gồm 2 trục đường chính. Một là đường bộ nối khu vực Âu - Á giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại cổ đại ở Trung Á, Trung Đông đến Châu Âu. Tuyến đường thứ hai là đường biển, chạy từ Biển Đông và eo biển Malacca, xuyên Ấn Độ Dương đến Châu Phi, Trung Đông và Châu Âu. Dự án "Nhất đới, nhất lộ" sẽ liên kết 60 quốc gia ở Âu - Á và Châu Phi, với tổng dân số khoảng 4.4 tỉ người.
Đế chế thương mại phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đi kèm với những thách thức an ninh to lớn. Mặc dù nước này về truyền thống là nước hùng cường ở lục địa, nhưng hải quân chưa thực sự mạnh kể từ thế kỷ 15, khi hạm đội khổng lồ của thái giám Trịnh Ḥa thám hiểm Châu Phi.
Ở thời hiện đại, hải quân Trung Quốc cũng đi từ thất bại dưới tay pháo hạm phương Tây đến sự sụp đổ của các vương triều và hỗn loạn dưới thời Mao Trạch Đông. Kể từ khi Trung Quốc trở thành một nước lớn trên chính trường thế giới, Bắc Kinh vướng vào tranh chấp trên biển với nhiều nước trong khu vực, và bị các cường quốc như Mỹ, Nhật chỉ trích.
Những điều này khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại rằng, các khoản đầu tư và thương mại khổng lồ của ḿnh dễ bị tổn thương trước lực lượng hải quân nước ngoài. Sự bất an khiến Trung Quốc cấp tập đẩy mạnh hiện đại hóa và nâng cấp hải quân, trang bị tàu sân bay và tiếp tục xây chiếc thứ hai trong thời gian tới.
Sự bất an cũng khiến Trung Quốc điên cuồng xây dựng các tiền đồn ở Biển Đông, do lo sợ mất quyền kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng. Khi Bắc Kinh ngày một đẩy mạnh tham vọng thực hiện dự án "Nhất đới, nhất lộ", nước này càng cảm thấy áp lực phải đảm bảo có cơ sở hạ tầng hải quân để duy tŕ lợi ích thương mại của ḿnh từ Biển Đông đến Djibouti, nơi Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài.
Tuy nhiên, một "cuộc chiến tranh nóng" với hải quân Mỹ sẽ là thảm họa đối với nền kinh tế Trung Quốc. Do đó, khả năng Trung Quốc chiếm đảo các nước khác đang kiểm soát trên Biển Đông và làm trầm trọng thêm căng thẳng là thấp.
Mặc dù vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục kiểm soát và mở rộng những thực thể mà họ đă chiếm giữ, biến những cấu trúc này thành tiền đồn vững chắc. Nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ cố gắng duy tŕ sự cân bằng, nơi họ từng bước lấn lướt chiếm ưu thế, trong khi vẫn không để căng thẳng trở thành một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp.
VietBF© Sưu tập