VIỆC BIÊN SOẠN VÀ SỬ DỤNG SÁCH GIÁO KHOA THỜI VIỆT NAM CỘNG H̉A
Có một so sánh chưa hẳn đă hoàn toàn
chính xác nhưng cũng không đến nỗi khập khễnh, đó là :
- Nếu nhà nông ra đồng làm việc cần con trâu, cái cày th́
thầy/cô vào lớp dạy học cần phải có sách giáo khoa Quyên Di
Đương nhiên, có những giáo sư văn chương
“tay vo” vào lớp, nói thao thao bất tuyệt và học sinh/sinh viên ngồi nghe mê mẩn, nhưng để cho sinh viên/học sinh ghi nhớ lâu dài, cần phải có sách giáo khoa.
Trước t́nh trạng biên soạn sách giáo khoa
ngày càng nhếch nhác từ nhiều năm nay ở Việt Nam, thử nh́n lại vấn đề này vào giai đoạn trước 1975…
Bộ Giáo dục không hề
can thiệp việc biên soạn sách giáo khoa
Nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa có một triết lư, dựa vào ba nguyên tắc :
- Dân Tộc, Nhân, Bản và Khai Phóng.
Dựa trên triết lư đó, Bộ Quốc Gia Giáo Dục
đưa ra những chỉ thị chung, quy định về chương tŕnh cho từng lớp học, môn học.
Rồi dựa vào những chỉ thị chung và chương tŕnh đó, các soạn giả soạn sách giáo khoa.
Như vậy, điều xác minh đầu tiên là :
không chỉ có một bộ sách giáo khoa dùng cho tất cả mọi trường trên toàn quốc.
Có nghĩa là về sách giáo khoa, chính phủ và Bộ Quốc Gia Giáo Dục không áp đặt.
Như thế cũng có nghĩa là không có vấn đề
“chạy chọt” để bộ sách của ḿnh thành sách giáo khoa chính thức trên toàn quốc.
Dù vậy, vào những năm đầu nền Đệ nhất Cộng ḥa
(1955-1965,) Bộ Quốc Gia Giáo Dục đă phát hành Tiểu học Nguyệt San.
Nguyệt san này phát hành hằng tháng, “cung cấp tài liệu giảng dạy cho
giáo viên, gồm đủ các môn học thuộc chương tŕnh bậc Tiểu học…
Bộ biên tập ghi :
Chủ bút :
- Ông Giám đốc Nha Tiểu học (không ghi rơ họ tên)
- Phụ tá Chủ bút : Ông Đặng Duy Chiểu
- Thanh tra Tiểu học Trung ương, Nha Tiểu học
- Tổng thư kư : Ông Đinh Gia Dzu , Pḥng Học chế Nha Tiểu học
- Thư kư : Bà Trần Thị Mẹo, Pḥng Thanh tra Nha Tiểu học…
Ở mỗi số Tiểu học nguyệt san, trước khi vào phần giáo khoa dạy các bài học theo chương tŕnh của bộ, đều có các phần :
- Luận thuyết, Tạp trở (đăng thông tin…)
- Văn uyển (đăng thơ, văn dịch)
- Nghị định (đăng các nghị định, công văn liên quan ngành giáo dục).
Phần giáo khoa được sự cộng tác thường xuyên của đông đảo giáo viên, trong đó có một số người được nhiều người biết như :
- Hà Mai Anh, Thềm Văn Đắt, Nguyễn An Khương, Nguyễn Tất Lâm, Văn Công Lầu, Vương Pển Liêm…”[1]
[1] Chương tŕnh giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Ḥa – tác giả Trần Văn Chánh
AI CÓ THỂ VIẾT SÁCH GIÁO KHOA ?
Các nhà xuất bản t́m các soạn giả, thường là các giáo chức có uy tín, xin họ soạn sách giáo khoa bậc tiểu học và trung học rồi xuất bản và phát hành.
Cũng có những soạn giả tự soạn sách giáo khoa, rồi sau đó t́m các nhà xuất bản xin họ xuất bản và phát hành, có thể bán đứt bản quyền.
Sách in xong, nhà xuất bản t́m cách biếu các trường học. Nhà trường có ban tu thư, hoặc ít ra là
một vị phụ trách về sách giáo khoa , xem xét tất cả các sách được gửi tặng hoặc t́m được, cân nhắc để chọn lấy một bộ sách cho học sinh trong trường.
Giáo viên dùng bộ sách ấy mà giảng dạy.
Ba môn quan trọng ở bậc Tiểu học cần có sách giáo khoa mà các nhà xuất bản lưu tâm là :
- Quốc Văn/Việt Văn
- Công Dân Giáo Dục và Sử Địa.
Cũng có một số sách giáo khoa về môn Toán. Một số tác giả uy tín đă soạn nhiều quyển sách giáo khoa rất hay, là những nhà giáo :
- Đặng Duy Chiểu
- Hà Mai Anh
- Hoàng Thế Mỹ
- Bảo Vân (Bùi Văn Bảo)…
Các soạn giả và các nhà xuất bản hầu hết đều ở Sài G̣n.
Sách giáo khoa tiểu học ở miền Nam trước 1975 Nguồn nhacvangbolero.com

Nguồn nhacvangbolero.com
Ở bậc Trung học, việc sử dụng sách giáo khoa thường lại do
quyết định của từng giáo sư[2].
[2] Thời Việt Nam Cộng Ḥa, giáo chức dạy Trung học đều được gọi là “Giáo sư”. Nếu muốn gọi cho rơ, người ta gọi là “Giáo sư Trung học” để phân biệt với “Giáo sư Đại học”.
Có vị tự soạn sách giáo khoa và dùng sách ấy để dạy học sinh.
“Sách giáo khoa” này không in thành sách theo lối in “typo” hay sau này theo lối “offset” mà in bằng phương pháp “quay roneo” trên một khổ giấy dài như khổ 8.5×14 bây giờ.
Giáo sư tự phân phối cho học sinh trong lớp ḿnh dạy hay gửi trong thư quán nhà trường để học sinh mua với một giá nhẹ nhàng hơn sách giáo khoa được các nhà xuất bản ấn loát và phát hành.
Cũng có những giáo sư có sách do nhà xuất bản phát hành và dùng sách ấy giảng dạy học sinh.
Nhiều vị khác không có sách giáo khoa
“quay roneo” hay do nhà xuất bản ấn loát, các vị này chọn lấy một cuốn sách của nhà xuất bản nào đó mà ông/bà ưng ư nhất để theo đó giảng dạy và dặn học sinh mua sách ấy mà học.
Riêng môn Toán, nhiều giáo sư c̣n dùng bộ sách Toán của Bossuet (Abbé Bossuet – Court de Mathématiques.)
Bộ sách ấy có nhiều bài toán khó, nhưng giải được th́ rất lấy làm thú vị.
Nhiều giáo sư môn Anh văn dùng cuốn
“L‘Anglais Vivant” là sách dành cho học sinh Pháp học tiếng Anh.
Nghĩ cũng vui v́ thời tôi học lớp đệ Thất (1960) chưa có mấy soạn giả soạn sách giáo khoa Anh văn, trừ sách và từ điển của hai ông Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh.
**********