Vietbf.com - Ông Mike Pompeo, giám đốc CIA của Mỹ, mới đây có đến Bắc Hàn để gặp lănh tụ Kim Jong Un, trong một cuộc viếng thăm bí mật một cách bất thường, trong lúc hai quốc gia thù địch đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh giữa lănh đạo hai nước.
Một màn h́nh TV công cộng ở Seoul, Hàn Quốc chiều 18/4/2018 chiếu cảnh Giám đốc CIA Mike Pompeo của Mỹ họp với lănh tụ Triều Tiên Kim Jong Un.
Giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo đă đến B́nh Nhưỡng họp kín với lănh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un – theo nhiều nguồn tin khác nhau.
Các giới chức không nêu tên nói với các hăng tin rằng ông Pompeo đă đến B́nh Nhưỡng vào những ngày cuối tuần của lễ Phục sinh để chuẩn bị cho cuộc đối thoại trực tiếp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lănh tụ Triều Tiên.
Hôm thứ Ba 17/4 Tổng thống Trump thừa nhận Hoa Kỳ đă xúc tiến các cuộc họp cấp cao với Triều Tiên.
Trong khi Tổng thống Trump đi cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các phu nhân ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida, một phóng viên hỏi liệu ông đă có nói chuyện với ông Kim chưa. Tổng thống hướng nh́n về phía nhóm các phóng viên, mỉm cười, đáp là “có.”
Vài phút sau, khi bắt đầu bữa tối với nhà lănh đạo Nhật Bản, ông Trump lại bị hỏi cùng một câu hỏi đó.
Tổng thống Trump đáp: “Chúng ta tạm biết đến đó đă. Nhưng chúng tôi đă nói chuyện ở cấp cao nhất. Và mọi chuyện tiến triển tốt đẹp. Chúng tôi đang chờ xem diễn tiến sẽ ra sao.”
Không lâu sau đó, Thư kư Báo chí Ṭa Bạch Ốc Sarah Kuckabee Sanders cũng không xác nhận đă có liên lạc trực tiếp giữa ông Kim và tổng thống Mỹ hay các giới chức hàng đầu của ông.
Bà Sanders trả lời e-mail các phóng viên rằng: “Về vấn đề các cuộc nói chuyện với ông Kim Jong Un: Tổng thống nói rằng chính quyền đă có các cuộc nói chuyện cấp cao nhất và cho biết thêm rằng ông không tham gia trực tiếp vào các cuộc nói chuyện đó.”
Năm địa điểm được xem xét cho thượng đỉnh Trump-Kim
Tổng thống Trump nói 5 địa điểm đang được xem xét để tổ chức cuộc họp của ông với lănh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.
Ông Trump hôm thứ Ba ở Mar-a-Lago không nói tên cụ thể các địa điểm, nhưng một nguồn tin rành về việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh này nói rằng Geneva và một số địa điểm khác ở châu Á và Đông Nam Á có khả năng đang được xem xét.
Bloomberg trích nguồn tin này nói rằng các địa điểm đó không có Bắc Kinh, B́nh Nhưỡng, Seoul, và Bản Môn Điếm -- là nơi kư kết thỏa thuận ngừng bắn Triều Tiên và cũng sẽ là nơi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ họp với lănh tụ Kim vào tuần tới.
Năm địa điểm đang được chu ư bao gồm:
Bangkok: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Thái Lan là một trong những toà đại sứ lớn nhất của Mỹ. Thái Lan là một trong số rất ít các nước châu Á có Đại sứ quán Triều Tiên.
Geneva: Thành phố của nước Thụy Sĩ trung lập này từng tổ chức nhiều cuộc họp ngoại giao cấp cao, nổi bật nhất là Hội nghị Thượng đỉnh Geneva giữa lănh đạo các nước Mỹ, Liên Xô, Anh, và Pháp. Ông Kim từng du học ở Thụy Sĩ.
Helsinki: Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho đă đến thủ đô của Phần Lan hồi tháng 3 để họp với phái đoàn Mỹ và phái đoàn Hàn Quốc ngay sau khi Tổng thống Trump nhận lời gặp gỡ với chủ tịch Kim.
Singapore: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh chọn Singapore làm địa điểm của cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Đài Loan Mă Anh Cửu. Singapore bang giao với cả Hoa Kỳ lẫn Triều Tiên.
Oslo: Thủ đô của Na Uy đă tổ chức cuộc họp giữa các giới chức Mỹ và Triều Tiên hồi tháng 5 năm 2017 để thảo luận chi tiết về việc thả Otto Warmbier, sinh viên Mỹ bị B́nh Nhưỡng bắt giam v́ bị cáo buộc đă lấy một bích chương tuyên truyền khi đi thăm B́nh Nhưỡng. Warmbier được đưa về Mỹ trong t́nh trạng hôm mê và đă chết sau đó vài ngày.
Prague: Kim Pyong Il, chú của Kim Jong Un, đang làm đại sứ của Triều Tiên tại Cộng ḥa Czech.
Warsaw: Triều Tiên có một Đại sứ quán lớn ở thủ đô của Ba Lan. Hồi tháng 7 năm 2017, chính tại đây Tổng thống Trump đă đọc bài diễn văn trước công chúng châu Âu lần đầu tiên.
Ulan Bator: Mông Cổ giáp giới với Nga và Trung Quốc bang giao với cả Hoa Kỳ lẫn Triều Tiên. Đây cũng là địa điểm để tàu lửa của Bắc Hàn thuận tiện đi đến. Điều này có thể được xem xét bởi v́ có những tin nói hồi gần đây rằng Triều Tiên không có máy bay đường dài.
Cuộc họp thượng đỉnh với Kim được khuyến khích
Trước đó trong ngày tại Mar-a-Lago, Thủ tướng Abe đă hoan nghênh việc Tổng thống Trump đồng ư họp thượng đỉnh với lănh tụ Kim. Ông Abe nói đó là một hành động “cản đảm.”
Tổng thống Trump nói “cuộc gặp gỡ có thể diễn ra vào đầu tháng 6 hoặc sớm hơn, nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Cũng có thể mọi chuyện sẽ không suôn sẻ, và chúng tôi sẽ không họp thượng đỉnh, và chúng tôi sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn đă đi này.”
Không lâu sau đó, trong một cuộc họp song phương mở rộng, ông Trump hé lộ rằng để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh, “chúng tôi cũng bắt đầu nói chuyện trực tiếp với Triều Tiên. Chúng tôi đă nói chuyện ở cấp cao nhất.” Nhưng phát biểu đó không đề cập đến tên ông Kim.
Tổng thống Trump phát biểu về Bắc Triều Tiên rằng “họ tôn trọng chúng tôi, chúng tôi tôn trọng họ.”
Ông Trump c̣n cho biết rằng ông ủng hộ nỗ lực của Seoul đàm phán với B́nh Nhưỡng về việc kết thúc cuộc Cuộc chiến tranh Triều Tiên thập niên 1950.
“Hàn Quốc được tôi ủng hộ cho nỗ lực chấm dứt cuộc chiến tranh,” Tổng thống Trump nói với các phóng viên khi ông đứng cạnh Thủ tướng Abe trước khi bước vào cuộc họp hôm thứ Ba. “Nhiều người không biết rằng Cuộc chiến tranh Triều Tiên chưa kết thúc. No sẽ kết thúc ngay bây giờ. Hai bên đang bàn thảo việc kết thúc cuộc chiến tranh.”
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lănh tụ Triều Tiên Kim Jong Un dự trù sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 27 tháng 4. Một giới chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc nói hôm 18/4 rằng đàm phán ḥa b́nh có thể là một nội dung, nhưng thương thảo việc chính thức kết thúc cuộc chiến tranh c̣n cần phải có các bên liên quan tham gia.
Giao tranh
Giao tranh đă chấm dứt năm 1953 bằng một thỏa thuận ngừng bắn được kư kết bởi Hoa Kỳ (trong vai tṛ lănh đạo các lực lượng của Liên hiệp quốc), Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Nam Triều Tiên không có tên trong thỏa thuận ngừng bắn, và hai miền Triều Tiên chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau.
Thủ tướng Abe cảm thấy hài ḷng khi Tổng thống Trump hứa sẽ nói với ông Kim về những vấn đề mà Tokyo lo ngại, trong có có chuyện những người Nhật bị Triều Tiên bắt cóc trong nhiều năm qua. Ông ca ngợi tổng thống Mỹ về việc tiếp tục chính sách cứng rắn đối với các chương tŕnh hạt nhân và tên lửa đạn đạo của B́nh Nhưỡng.
Nhà lănh đạo Nhật Bản nói với ông Trump: “Donald, ông đă cho thấy sự cương quyết không thể lay chuyển trong việc giải quyết thách thức của Triều Tiên.”
Ông Larry Kudlow, trợ lư của Tổng thống Trump về chính sách kinh tế, nói “có rất nhiều vấn đề mấu chốt đang chờ bàn thảo” trong các cuộc họp 2 ngày giữa ông Trump và ông Abe.
Các giới chức Ṭa Bạch Ốc cho biết các cuộc thảo luận tại Mar-a-Lago trên bờ Đại tây dương ở bang Florida hôm thứ Ba tập trung vào vấn đề Bắc Triều Tiên và sẽ chuyển sang các vấn đề thương mại trong ngày thứ Tư.
Các giới chức Nhật Bản cũng muốn tránh để ông Trump liên hệ giữa các đám phán thương mại với các vấn đề an ninh, một sự tách bạch được mạnh mẽ duy tŕ suốt từ sau Thế chiến thứ II giữa hai nước cựu thù. Nhưng Tổng thống Trump thường xuyên nói các đồng minh quân sự, như Nhật Bản và Hàn Quốc, phải đóng góp chi phí tái chính nhiều hơn cho việc các lực lượng của Mỹ bảo vệ cho họ.”
Thuế nhập khẩu đối với hàng Nhật Bản
Nhật Bản thất vọng về việc bất chấp mối quan hệ gắn bó Trump-Abe, chính phủ Mỹ không miễn trừ thuế nhập khẩu thép và nhôm cho Nhật Bản.
“Vấn đề đó sẽ được thảo luận,” ông Kudlow nói với các phóng viên. “Đó là một điểm chính của nghị tŕnh.”
Ông Kudlow nói với các phóng viên vào chiều thứ Ba, rằng “Mỹ muốn có một hiệp ước thương mại tự do với Nhật Bản trong một chừng mực nào đó.”
Nhà cố vấn kinh tế cũng nói rằng “chưa có ǵ chắc chắn” là Mỹ sẽ trở lại tham gia hiệp ước kinh tế xuyên Thái B́nh Dương TPP.
Ông Kudlow nói thêm rằng “vấn đề đó chắc chắn cũng sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp.”
Tổng thống Trump phản đối TPP và đă lập lại quan điểm đó trong một tin nhắn Twitter chiều tối thứ Ba, với nội dung: “Mặc dù Nhật Bản và Hàn Quốc muốn Mỹ trở lại tham gia TPP, tôi không thích thỏa thuận đó cho Mỹ. Có quá nhiều ràng buộc, và không có lối thoát khi thỏa thuận không thực hiện được. Thỏa thuận song phương cho tới giờ vẫn là cách hữu hiệu hơn, có lợi hơn, và tốt hơn cho người lao động của chúng tôi. Thử nh́n xem WTO gây thiệt hại cho Mỹ như thế nào.’
Nhật Bản là một trong những nước tham gia TPP, nhưng Hàn Quốc th́ không.
Một một vấn đề chưa được sắp xếp để thảo luận được bổ sung vào nghị tŕnh đó là “Chúng tôi sẽ ra ngoài chơi gôn, nếu có thể,” ông Trump nói với các phóng viên.