Tắm th́ có chuyện ǵ mà nói nhỉ? Nhưng bạn có biết người phương Tây có thói quen tắm gội hàng ngày rất muộn, trong khi người từ lâu người Trung Quốc đă coi đây như một nghi thức bắt buộc trong các buổi tế lễ...Vậy mới ṭ ṃ, người xưa tắm như thế nào?
Phần đông loài người chỉ mới tập thành thói quen tắm rửa khoảng gần 200 năm nay. Trước đó, người ta vẫn xem việc vài tháng không tắm là sự thường. Ở châu Âu, vào thế kỷ IV, h́nh thức tắm táp c̣n là để tra tấn tội phạm. Tới thế kỷ XVII, người châu Âu vẫn xa lạ với việc vệ sinh thân thể. Ở Trung Quốc th́ có khác.
Người Trung Hoa cổ đại gọi hành động tắm là 沐浴 (Mộc dục) hay tắm gội. Theo chữ viết tượng h́nh này, Mộc (沐) chỉ hành động ngẩng đầu khi ngồi trong một chiếc bồn c̣n Dục (浴) chỉ phần thân thể nằm trong bồn tắm. Do đó theo nghĩa chữ tượng h́nh, Mộc chỉ hành động gội sạch đầu, c̣n Dục sẽ là làm sạch phần thân thể.
Các giáp cốt văn thời đại Ân Thương hơn 3.000 năm trước đă ghi chép về việc tắm gội (“mộc dục” 沐浴). Sách Chu Lễ soạn thời Tiên Tần bắt đầu chế định tắm gội là nghi thức bắt buộc của vua quan mỗi khi muốn tham gia tế lễ cúng bái, kèm theo đó là những quy định cụ thể về cách bài trí và vật dụng cần có của pḥng tắm trong vương thất.
Năm 334, Vơ đế nhà Hậu Triệu là Thạch Hổ cho dựng chỗ tắm riêng gọi “Long ôn tŕ”, đó là “pḥng tắm tư nhân” quy mô xuất hiện sớm nhất ở Trung Hoa.
Đến Nam Bắc triều, Giản Văn đế nhà Lương là Tiêu Cương (503-551) đích thân soạn công tŕnh nghiên cứu phép dưỡng sinh, lấy việc tắm gội làm chính, là “Mộc dục kinh” (3 quyển).
Sang đời Đường, kiến trúc hoàng cung phủ đệ đă dành hẳn chỗ tắm táp riêng; hiện trong Thanh Hoa cung, một trong “tứ đại danh viên”, vẫn c̣n “Thanh Hoa tŕ” là chỗ để hoàng đế và hậu phi tắm gội.
Đời Tống, do thương nghiệp phồn thịnh, đă có h́nh thức kinh doanh nhà tắm công cộng. Trong “Năng cải trai mạn lục” do danh sĩ Nam Tống là Ngô Tăng soạn năm 1162 c̣n cho biết các chủ nhà tắm đă biết dùng chiêu ưu đăi khách quen đặng giữ mối lâu dài. Không chỉ thế, c̣n xuất hiện thêm dịch vụ kỳ lưng cho khách tắm, như trong bài từ “Như mộng lệnh” của Tô Đông Pha (1037-1101) ghi nhận. Từ đầu thế kỷ XVI trở đi, hệ thống nhà tắm công cộng phổ biến khắp Trung Hoa, tỉnh thành nào cũng có.
Theo định chế từ đời Tần, việc tắm táp không chỉ là vệ sinh thuộc cá nhân, mà c̣n là nghi thức bắt buộc đối với bá quan, cả trung ương xuống phủ huyện. Cách ba ngày phải gội đầu (gọi là “mộc”), cách năm ngày phải tắm toàn thân (gọi là “dục”). V́ thế, đời Hán có lệ cứ cách năm ngày lại cho các quan được nghỉ một ngày tắm táp, ngày nghỉ đó gọi “hưu mộc” 休沐: nghỉ phép để tắm gội.
Trước khi yết kiến hoàng đế, quan viên vào chầu chín bệ cũng như cung phi được chọn hầu ngự tẩm đều bắt buộc phải qua nghi thức tắm rửa sạch sẽ, thay đổi y phục tinh tươm, bằng không sẽ phạm tội khi quân.
Việc tắm rửa do đó thành quy phạm cho cả dân gian. Sách “Lễ kư”, thiên “Nội tắc” quy định dân chúng cách năm ngày phải dậy sớm để tắm rửa thay y phục; trong nhà lại phải có pḥng tắm riêng cho nam nữ, vợ chồng không được tắm chung. Khi cha mẹ già yếu, con cái có bổn phận mỗi sáng phải giúp rửa mặt rửa tay, mỗi tối rửa chân, cách ba ngày giúp gội đầu, năm ngày giúp tắm gội cho cha mẹ. Cả ḥa thượng, đạo sĩ cũng không ngoại lệ, bắt buộc phải tắm rửa theo đúng nghi thức, gọi là lễ “tịnh thân” trước khi làm pháp sự.
Người hiện đại dùng nhiều loại sữa tắm, dầu gội đủ mùi hương để dưỡng thể cho sạch sẽ. Tuy nhiên người Trung Hoa cổ đại họ toàn dùng nguyên liệu tự nhiên, giúp làm sạch cơ thể hiệu quả, thư giăn sảng khoái tinh thần mà không độc hại. Những nguyên liệu thiên nhiên mà người xưa dùng để tắm rửa bao gồm nước gạo, đậu chuyên dùng để tắm, bồ kết, ph́ chu tử, một số hương liệu tự nhiên khác…rất đa dạng.
Ngày nay cũng có thể thấy một số nơi ở Trung Quốc vẫn dùng nước gạo tinh khiết để tắm rửa. Đậu dùng để tắm là hỗn hợp giữa bột đậu nành và thảo mộc có tác dụng làm da mềm mịn, trơn láng. Tuy nhiên loại “sữa tắm” này thường chỉ xuất hiện ở tầng lớp quư phái và giàu có. Ngày nay chúng ta có loại sữa tắm hiện đại mỗi khi muốn làm sạch cơ thể, đó chính là sự thừa hưởng của những nguyên liệu tắm gội cổ đại mà ra. Mục đích đều nhằm gột rửa sạch sẽ cơ thể và thư giăn.