Trong tháng đầu nắm quyền, Tổng thống Trump có loạt động thái hành pháp "nhanh chưa từng thấy" về đối nội và đối ngoại, nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/1 tuyên thệ nhậm chức, bắt đầu nhiệm kỳ hai. Ngay khi trở lại Nhà Trắng, ông đă kư hàng loạt sắc lệnh để thực hiện nghị tŕnh trị quốc trong 4 năm sắp tới, trong đó đa phần để đảo ngược những chính sách dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden.
Theo số liệu của Nhà Trắng, trong tháng qua, ông Trump đă có 101 động thái hành pháp, bao gồm sắc lệnh, tuyên bố và ghi nhớ tổng thống. Trong số này, sắc lệnh là quan trọng nhất, bởi mang tính ràng buộc pháp lư và có thể hiệu lực ngay lập tức. Những động thái c̣n lại chủ yếu để chỉ đạo hoặc nêu quan điểm của tổng thống về một vấn đề.
Công báo liên bang Federal Register cho biết ông Trump đă kư tổng cộng 66 sắc lệnh hành pháp về đối nội và đối ngoại. Nhiều sắc lệnh nhận được sự ủng hộ, nhưng cũng có những quyết định gây tranh căi, đối mặt làn sóng pháp lư.
Về đối nội, một trong những vấn đề được Tổng thống Trump ưu tiên xử lư là nhập cư. Ông thực hiện cam kết khi tranh cử là triển khai chiến dịch trục xuất người nhập cư lớn nhất lịch sử Mỹ bằng 9 động thái hành pháp.
Ngay trong ngày đầu nhậm chức, ông ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới phía nam, cho phép Nhà Trắng thêm quyền hạn để điều động thêm nguồn lực ứng phó, và kư sắc lệnh Bảo vệ ư nghĩa và giá trị của quốc tịch Mỹ, chấm dứt chính sách "sinh ở Mỹ là công dân Mỹ".
Ông Trump thiết lập Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) với nhiệm vụ tinh giản chính phủ liên bang, cắt giảm chi tiêu lăng phí. DOGE trong một tháng qua đă tinh giản gần như toàn bộ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), đóng băng viện trợ cho nước ngoài, triệu hồi nhân viên và đang nhắm đến một số cơ quan liên bang khác như Bộ Giáo dục
DOGE làm dấy lên tranh căi về giới hạn quyền lực, khi cơ quan này tiếp cận những dữ liệu được cho là nhạy cảm nhất của hệ thống kiểm soát ngân sách liên bang. Kế hoạch tinh giản bộ máy liên bang thông qua sa thải hàng loạt cũng hứng chỉ trích, nhất là khi DOGE đă cắt giảm nhầm nhiều nhân sự. Phe chỉ trích lo ngại về xung đột lợi ích, v́ các công ty của ông Musk có những hợp đồng trị giá hàng tỷ USD với chính phủ.
Ông Trump c̣n kư các sắc lệnh liên quan giới tính, như chỉ công nhận giới tính theo mặt sinh học, cấm người chuyển giới thi đấu trong các môn thể thao dành cho phụ nữ, hạn chế hỗ trợ y tế cho người chuyển giới vị thành niên, cấm người chuyển giới nhập ngũ.
Trong lĩnh vực pháp lư, ông Trump kư sắc lệnh phân loại lại công chức liên bang, ân xá cho những người bị kết án v́ tham gia vụ bạo loạn tại Đồi Capitol tháng 1/2021, tạm dừng lệnh cấm TikTok - ứng dụng video ngắn có công ty mẹ là ByteDance trụ sở Trung Quốc, đổi tên một số địa danh, trong đó có Vịnh Mexico thành "Vịnh Mỹ".
Ông kư sắc lệnh chỉ đạo công bố toàn bộ hồ sơ của chính phủ liên quan vụ ám sát tổng thống John F. Kennedy hồi năm 1963, xem xét giải mật thông tin vụ ám sát cựu bộ trưởng tư pháp Robert F. Kennedy, em trai cố tổng thống Kennedy, và mục sư Martin Luther King Jr.
Về kinh tế và thương mại, ông Trump chỉ đạo các cơ quan liên bang lên phương án hỗ trợ khẩn cấp về giá cho người tiêu dùng và báo cáo trong ṿng 30 ngày.
Tổng thống Mỹ kư sắc lệnh áp thuế với hàng hóa Trung Quốc, Canada và Mexico, đang tạm hoăn thi hành với Ottawa và Mexico City. Ông cũng tuyên bố áp thuế đối ứng với các đối tác trên thế giới, cho rằng Mỹ bị các đối tác đối xử bất công và sẽ chấm dứt t́nh trạng này bằng thuế quan.
Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo đ̣n thuế của ông Trump có thể phản tác dụng, khiến lạm phát tăng trở lại, bởi các công ty Mỹ sẽ là bên phải trả thuế và họ sẽ chuyển chi phí này cho người tiêu dùng thông qua tăng giá bán.
Tổng thống Mỹ c̣n muốn lập quỹ đầu tư quốc gia trong năm 2026 và chỉ đạo Bộ Tài chính cùng Bộ Thương mại lên phương án thực hiện. Ông để ngỏ khả năng quỹ này mua lại TikTok, thương vụ nếu diễn ra sẽ giúp ứng dụng này thoát nguy cơ bị cấm tại Mỹ.
Theo cuộc thăm ḍ được Reuters/Ipsos thực hiện trong 6 ngày với 4.145 người trên toàn quốc và kết thúc hôm 18/2, 54% người được hỏi phản đối mức thuế mới với hàng nhập khẩu, trong khi 41% ủng hộ. Việc ông Trump áp thêm thuế với hàng hóa Trung Quốc nhận được 49% ủng hộ và 47% phản đối.
Báo cáo gần đây của Bộ Lao động Mỹ cho thấy giá tiêu dùng hồi tháng 1 tăng mạnh nhất trong gần một năm rưỡi, khi người Mỹ đối mặt với giá hàng hóa và dịch vụ cao. Trong thăm ḍ của Reuters/Ipsos, 53% người được hỏi cho rằng nền kinh tế Mỹ đang đi sai hướng, cao hơn 10 điểm phần trăm so với kết quả khảo sát ngày 24-26/1. Sự ủng hộ của công chúng với cách điều hành nền kinh tế của ông Trump giảm từ 43% xuống 39%.
Theo NBC News, ông Trump trong ṿng 10 ngày đầu nhiệm kỳ đă kư số lượng sắc lệnh nhiều hơn những người tiền nhiệm thực hiện trong 100 ngày.
Các sắc lệnh được kư với số lượng nhiều và tần suất dồn dập khiến nhiều đối thủ của ông Trump chấn động. Nhưng sau thời gian đầu choáng váng, họ đă bắt đầu phản kháng, chọn ṭa án làm "sàn đấu". Chính quyền ông Trump hiện đối mặt hơn 75 đơn kiện trong nhiều vấn đề, từ sa thải công chức cho đến người nhập cư. News Nation cho biết 33 vụ kiện có liên quan đến DOGE.
Tính đến ngày 17/2, các thẩm phán đă ra ít nhất 26 phán quyết tạm dừng thực thi sắc lệnh tổng thống. Một số vụ kiện đang trong quá tŕnh kháng cáo và khả năng cao Ṭa án Tối cao phải đứng ra phân xử.
Giới chuyên gia đánh giá "làn sóng sắc lệnh" trong tháng đầu nắm quyền cho thấy Tổng thống Trump đang nỗ lực kiểm soát Nhà Trắng tốt hơn nhiệm kỳ đầu, đồng thời thể hiện sự chủ động trong quyền lực hành pháp của ḿnh, không phụ thuộc vào nghị tŕnh lập pháp của quốc hội.
"Chúng tôi chưa chứng kiến điều ǵ có quy mô tương tự những việc chính quyền ông Trump đang thực hiện", Jeffrey A. Engel, chủ tịch Trung tâm Lịch sử Tổng thống tại Đại học Southern Methodist, bang Texas, b́nh luận. "Không chỉ đảo ngược chính sách người tiền nhiệm, ông ấy c̣n đảo ngược các nền tảng chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1945".
Về chính sách đối ngoại, ông Trump chỉ đạo Ngoại trưởng Marco Rubio phụ trách đưa toàn bộ "chính sách, chương tŕnh, nhân sự và hoạt động tại Bộ Ngoại giao phù hợp với 'Nước Mỹ trên hết', đặt Mỹ và lợi ích của Mỹ lên hàng đầu".
Ông Trump kư sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đảo ngược một số động thái dưới thời người tiền nhiệm Biden. Ngoài ra, ông chủ Nhà Trắng c̣n rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc, dừng tài trợ cho một số cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.
Ngày 4/2, ông Trump làm dấy lên tranh căi khi nêu ư tưởng Mỹ tiếp quản Gaza, di dời người Palestine tại đây đến các quốc gia khác và tái thiết dải đất thành "Riviera Trung Đông". Riviera là địa danh nghỉ dưỡng, du lịch nổi tiếng ven Địa Trung Hải, trải dài từ Pháp đến Italy.
Ông Trump đă bắt tay vào thực hiện cam kết chấm dứt chiến sự Ukraine. Ông chủ Nhà Trắng điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12/2, liên lạc đầu tiên giữa lănh đạo Mỹ - Nga từ khi xung đột Ukraine bùng phát tháng 2/2022, và tuyên bố khởi động quá tŕnh đàm phán ḥa b́nh.
Phái đoàn Mỹ và Nga đă đàm phán lần đầu tiên tại Arab Saudi ngày 18/2, nhất trí bắt đầu làm việc về lộ tŕnh hướng tới giải pháp ḥa b́nh cho Ukraine. Tuy nhiên, động thái của ông Trump lại khiến Ukraine và các đồng minh châu Âu lo ngại, bởi họ đang bị gạt ra ngoài bàn đàm phán.
Ngày 19/2, ông Trump gây sốc khi gọi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là "độc tài", kêu gọi Ukraine tổ chức bầu cử giữa thời chiến và cáo buộc nước này "bắt đầu chiến tranh". Tuyên bố của ông Trump đă vấp phải phản ứng quyết liệt của Ukraine và một số quốc gia châu Âu.
Ông chủ Nhà Trắng c̣n khiến quan hệ với một số quốc gia căng thẳng, khi tuyên bố sẽ giành quyền kiểm soát kênh đào Panama, đề xuất mua đảo tự trị Greenland của Đan Mạch hay kêu gọi Canada sáp nhập thành bang thứ 51 của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump kư hàng loạt sắc lệnh hành pháp tại Nhà Trắng trong ngày nhậm chức 20/1. Ảnh: AFP
"Nếu so sánh tháng đầu tiên giữa hai nhiệm kỳ của ông Trump, bạn sẽ thấy Tổng thống hiện nay tập trung hơn, kiên quyết hơn", Steve Scalise, lănh đạo phe Cộng ḥa tại Hạ viện, nói. "Ông ấy đă rút bài học từ nhiệm kỳ trước và đang mang đến những kết quả lớn hơn, nhanh hơn cho người dân Mỹ".
Nhưng Charles W. Dunne, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Arab Washington, cho rằng so với các đồng minh của Mỹ, các đối thủ cạnh tranh chiến lược dường như không quá lo ngại trước "ông Trump 2.0".
"Họ hy vọng Mỹ dần rút khỏi vai tṛ dẫn dắt toàn cầu, cho phép một thế giới đa cực hơn xuất hiện", ông Dunne nhận định. "Nếu đúng 'con người là chính sách', như quan điểm của tổng thống Ronald Reagan, và người quyết định là ông Trump th́ Mỹ cũng như cộng đồng thế giới cần chuẩn bị cho những biến động mạnh hơn nhiều trong 4 năm tới".
Bên trong nước Mỹ, tỷ lệ ủng hộ ông Trump đă bắt đầu thay đổi. Khảo sát của Reuters/Ipsos ngay sau khi ông nhậm chức cho thấy tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Trump là 47%, nhưng đă giảm xuống 45% một tuần sau đó và tiếp tục giảm một điểm phần trăm trong kết quả công bố ngày 18/2. Trong khi đó, tỷ lệ không ủng hộ ông Trump hiện nay là 51%, tăng 10 điểm phần trăm so với thời điểm ông nhậm chức.
VietBF@sưu tập