Chip bán dẫn ngày nay là trái tim công nghệ của một quốc gia. Nhưng hơn 20 năm trước, Trung Quốc thậm chí không thể sản xuất được một con chip bởi ch́a khóa công nghệ nằm trong tay người khác.

Viện sĩ Đặng Trung Hàn, người đặt nền móng cho ngành công nghiệp chip Trung Quốc. Ảnh: Toutiao.
Vào thời điểm đó, Tiến sĩ Đặng Trung Hàn (Deng Zhonghan) đă rời khỏi biệt thự xa hoa và mức lương cao ngất ở Thung lũng Silicon, vượt qua sự phong tỏa của Mỹ để trở về Trung Quốc. Ông không chỉ trở về mà c̣n mang theo con chip “Starlight-1” làm rung chuyển sự thống trị của Mỹ trên thị trường chip.
Vượt qua trở ngại về Trung Quốc làm chip
Sự trở về của ông không chỉ thay đổi số phận ngành công nghiệp chip của Trung Quốc mà c̣n khiến người Mỹ nếm trải cảm giác bị "lũng đoạn". Nhà khoa học 32 tuổi này đă dẫn dắt nhóm của ḿnh công phá những khó khăn chính trong sản xuất chất bán dẫn, giúp Trung Quốc lần đầu tiên làm chủ được năng lực tự chủ sản xuất các loại chip cao cấp và chấm dứt thành công sự cấm vận công nghệ của phương Tây.
Với bước đột phá lớn này, Tiến sĩ Đặng Trung Hàn được giới công nghiệp Trung Quốc ca ngợi là "người đặt nền móng cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc". Sau đó ông được bầu và là viện sĩ trẻ nhất của Viện Hàn lâm Công nghệ Trung Quốc (CAE).
Đặng Trung Hàn có thể ngồi một chỗ kiếm được rất nhiều tiền, nhưng tại lễ kỷ niệm Quốc khánh năm 1999, ông trùm chip của Thung lũng Silicon, thấy các máy tính, máy ảnh, điện thoại di động trên đường phố Trung Quốc đều dùng chip Mỹ nên không cam ḷng.

Ông Đặng Trung Hàn từng là Viện sĩ trẻ nhất Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ
Trung Quốc. Ảnh: Toutiao.
V́ vậy, ông đă kiên quyết dẫn nhóm của ḿnh trở về và dùng số tiền thế chấp nhà để sản xuất con chip tự chủ đầu tiên của Trung Quốc. 20 năm sau, 60% camera máy tính trên thế giới đang chạy bằng "chip Trung Quốc" và hệ thống an ninh Thế vận hội mùa đông dựa vào công nghệ của ông để chạy mà không có bất kỳ lỗi nào.
Một tia sáng trong những năm tháng khó khăn
Năm ngoái, chiếc điện thoại mới Mate XT Ultimate của Huawei tung ra đă gây nên những cơn sóng lớn và chip nội địa Trung Quốc đă trở thành tâm điểm bàn tán. Dường như chỉ sau một đêm công nghệ của Trung Quốc đă phát triển vượt bậc.
Vào thời điểm này, người ta luôn nhắc đến một cái tên - Đặng Trung Hàn, người được tôn vinh là "Cha đẻ của chip Trung Quốc". Chính ông là người đă từ bỏ vinh quang ở Mỹ, trở về Trung Quốc và đích thân xóa bỏ những năm tháng “không có chip” khiến người dân Trung Quốc cảm thấy muối mặt.
Giới truyền thông phương Tây thậm chí nói rằng Đặng Trung Hàn "đáng sợ hơn cả vũ khí hạt nhân". Nhưng làm sao một nhà khoa học có thể có vai tṛ lớn lao như vậy? Chuyện này bắt đầu từ những năm 1990.
Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc vẫn đang loay hoay dưới cái bóng của công nghệ phương Tây, thận trọng bắt chước và đuổi theo. Tuy nhiên, Mỹ thống trị lĩnh vực bán dẫn và đặt luật chơi theo ư muốn. Trung Quốc bị bóp nghẹt và rơi vào một "cuộc khủng hoảng chip" chưa từng có.
Cảm giác đó chính là nỗi đau thực sự của việc bị “nghẹt thở”. Trong hoàn cảnh u ám và khốn khổ này, sự xuất hiện của Đặng Trung Hàn dường như báo hiệu một bước ngoặt.
Từ "thiếu niên có vấn đề" đến huyền thoại Berkeley
Đặng Trung Hàn sinh năm 1968 trong một gia đ́nh b́nh thường ở Nam Kinh, ngay từ nhỏ đă khác biệt với những đứa trẻ khác. Trong đầu luôn đầy những câu hỏi "tại sao", mỗi khi đặt câu hỏi cho giáo viên, cậu đều hỏi cho đến khi họ bối rối, nên có biệt danh là "cậu bé có vấn đề".
Nỗ lực đi đến tận cùng sự việc, cùng với trí thông minh của ḿnh, đă giúp Đặng Trung Hàn được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc khi 19 tuổi. Nhưng đây không phải là đỉnh cao trong sự nghiệp "sinh viên xuất sắc" của ông.
Sau khi vào đại học, Đặng Trung Hàn càng coi trọng kiến thức hơn. Trong giờ vật lư, cảm thấy ư tưởng của giáo viên khó hiểu nên sau giờ học, anh đă viết 8 trang, đề xuất 5 phương pháp giải quyết. Điều này đă gây sốc cho một vị giáo sư có uy tín, người đă khen ngợi anh là một tài năng tương lai.
Được giáo sư giới thiệu vào nhóm nghiên cứu hàng đầu của trường, như cá gặp nước, ở tuổi 20, anh đă công bố bài báo về cơ học lượng tử và giành giải nhất trong một cuộc thi khoa học và công nghệ dành cho sinh viên đại học.
Sau khi tốt nghiệp đại học, nhận thấy lĩnh vực kỹ thuật điện tử đang phát triển nhanh chóng, Đặng Trung Hàn quyết định đi Mỹ học tiếp tại Đại học Berkeley, California.
Tại đó, ông không chỉ lấy được bằng Tiến sĩ về kỹ thuật điện tử, mà học tiếp ngành kinh tế và tốt nghiệp loại xuất sắc. Đặng Trung Hàn đă trở thành sinh viên đầu tiên trong lịch sử Berkeley lấy được 3 bằng khoa học, công nghệ và kinh doanh, một kỷ lục cho đến nay vẫn chưa bị phá vỡ.
Sau khi ra trường, ông làm việc tại công ty IBM trong một năm và giành được "Giải thưởng phát minh của IBM" cho mấy bằng sáng chế kỹ thuật. Nhưng không hài ḷng với t́nh trạng hiện tại, ông quay lại và tham gia vào làn sóng khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon. Ông đồng sáng lập Pixim, công ty chuyên sản xuất chip cảm biến h́nh ảnh cao cấp.
Pixim phát triển mạnh, sản phẩm nhanh chóng được tung ra thị trường, giá trị thị trường đă có lúc đạt tới 150 triệu USD. Với mức lương cao và nguồn lực dồi dào, Đặng Trung Hàn đă trở thành h́nh mẫu thành công trong cộng đồng người Hoa tại Thung lũng Silicon.
Nhưng chuyến trở về Trung Quốc mùa thu năm 1999 đă thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông. Khi được mời tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Quốc khánh, đứng trên lầu thành Thiên An Môn, nhận thấy sự tương phản lớn giữa bối cảnh thịnh vượng và t́nh trạng khó khăn của ngành sản xuất chip Trung Quốc, ông nảy sinh ư muốn trở về phục vụ đất nước.
Quay lại Mỹ, ông đă đưa ra một quyết định khiến mọi người sửng sốt: từ chức và trở về nước. Phía Mỹ đă cố gắng hết sức, đưa ra những điều kiện tốt hơn để giữ ông lại, nhưng ông đă quyết. Trước khi lên đường, ông bị phía Mỹ kiểm tra nghiêm ngặt không chút thương xót, điều này khiến ông càng quyết tâm hơn.
Một nhóm trụ cột công nghệ như Trương Huy từ Bell Labs, Dương Hiểu Đông từ Intel...đă được ông truyền cảm hứng, từ bỏ mọi thứ ở Mỹ và theo chân ông về nước.
"Starlight-1" mở ra con đường phát triển chip
Nhóm tinh hoa này quay về Trung Quốc với bầu nhiệt huyết và ngay lập tức lao vào ngành công nghiệp bán dẫn, khi đó vẫn c̣n là một vùng đất cằn cỗi. Họ thành lập Vimicro trong một tầng hầm đơn sơ ở Trung Quan Thôn. Chính phủ giao cho họ nhiệm vụ quan trọng là phát triển chip cốt lơi và hứa sẽ hỗ trợ toàn diện. V́ vậy, "Dự án chip Starlight Trung Quốc" đă được khởi động với Đặng Trung Hàn là tổng tư lệnh.
Khởi nghiệp không hề dễ dàng. T́nh trạng thiếu hụt kinh phí diễn ra thường xuyên, thiết bị pḥng thí nghiệm phải mượn từ các nơi, thậm chí dây nguồn cũng phải kéo tạm thời. Vào thời điểm khó khăn nhất, chuỗi tài trợ đă đứng bên bờ vực đổ vỡ. Một số người phải thế chấp nhà, bán xe và gần như đánh cược toàn bộ tài sản. Nhưng Đặng Trung Hàn và nhóm của ông vẫn nghiến răng làm việc.
Cuối cùng, vào năm 2001, chip mạch tích hợp quy mô siêu lớn đầu tiên của Trung Quốc, hoàn toàn tự chủ phát triển, mang tên "Starlight-1" đă ra đời, đánh dấu sự kết thúc lịch sử "không chip" của Trung Quốc.
Công nghệ đă được đột phá, nhưng thị trường không chấp nhận. Đặng Trung Hàn mang "Starlight-1" đi khắp nơi để chào hàng. Những gă khổng lồ quốc tế như Sony, HP, Apple và Samsung đều tỏ ra hoài nghi hoặc không tin Trung Quốc có thể làm được con chip tốt. Sự lạnh lùng và khinh thường đă gây áp lực rất lớn cho cả đội. Đặng Trung Hàn thề rằng sẽ có ngày họ đều phải sử dụng chip Trung Quốc.
Năm 2005, Vimicro đă lên sàn NASDAQ, trở thành công ty thiết kế chip đầu tiên của Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ. Tiếng cồng đă đánh thức những gă khổng lồ quốc tế kiêu ngạo một thời. Apple, Samsung và Sony đều quay lại, chủ động t́m kiếm sự hợp tác và mua số lượng lớn chip của Vimicro.
Không chỉ là "cha đẻ của chip"
Đến năm 2009, chip nhập h́nh ảnh của Vimicro đă chiếm hơn 60% thị phần toàn cầu. “Starlight-2” và “Starlight-3” liên tiếp ra đời, liên tục phá vỡ các kỷ lục.
Nhưng tầm nh́n của Đặng Trung Hàn đă vượt khỏi lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Năm 2016, ông lănh đạo nhóm của ḿnh ra mắt chip xử lư mạng nơ-ron trí tuệ nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc - "Starlight Smart-1". "Bộ năo số" có khả năng học hỏi và suy nghĩ này đă mở ra cánh cửa mới cho các lĩnh vực thông minh như an ninh và chăm sóc y tế.
Quan trọng hơn, chip của Vimicro đă trở thành công cụ đắc lực để bảo vệ an ninh quốc gia. Khi Bộ Công an Trung Quốc triển khai "Dự án Skynet" năm 2013, Vimicro là đơn vị thiết kế cốt lơi.
Đặng Trung Hàn và doanh nghiệp do ông sáng lập đă gieo mầm cho ngành công nghiệp chip của Trung Quốc và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ tài năng khoa học và công nghệ. Được ông truyền cảm hứng, ngày càng nhiều du học sinh trở về đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc.
Ngày nay, chip Kirin của Huawei có thể cạnh tranh với những chip tốt nhất thế giới. Trung Quốc đang bắt kịp các nước trong các lĩnh vực quan trọng như phần mềm thiết kế chip, thiết bị sản xuất và máy in thạch bản. Thế hệ chip mới dựa trên cấu trúc RISC-V và sử dụng công nghệ 14nm của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc là một bước tiến vững chắc trên con đường tự chủ hóa.
Với những cống hiến xuất sắc, Đặng Trung Hàn được vinh danh Anh hùng Lao động, được bầu làm đại biểu Quốc hội các khóa 12, 13 và hiện là Ủy viên Hội nghị Chính Hiệp khóa 14.
VietBF@ sưu tập