Suốt 7 thập kỷ qua, nhiều lư thuyết gia vẫn tin rằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng là khổ nhục kế của Tổng thống F.D. Roosevelt để thuyết phục người Mỹ về sự cần thiết can dự vào Chiến tranh thế giới thứ 2.
Ngày 7/12/2011, các buổi lễ được cử hành từ Trân Châu Cảng ở Hawaii đến Thủ đô Washington tại bờ Đông nước Mỹ nhằm tưởng niệm 2.400 người Mỹ thiệt mạng vào ngày này 70 năm về trước, khi Nhật Bản bất ngờ tấn công vào Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ. Tổng thống Mỹ Obama phát biểu: “Vào một sáng chủ nhật thanh b́nh cách đây 70 năm, bầu trời bên trên Trân Châu Cảng tối sầm lại bởi bom của quân Nhật trong một cuộc tấn công đột ngột vốn thử thách sự kiên cường của các lực lượng vũ trang và ư chí của quốc gia”. Song liệu nó có thật sự bất ngờ với Chính phủ Mỹ?
Tạo cớ thuyết phục
Vào đúng 7h55 của ngày định mệnh, Nhật Bản oanh tạc Hạm đội Thái B́nh Dương trú tại Hawaii. Trong hai giờ, khoảng 20 tàu ch́m hoặc hư hại và 164 máy bay bị phá hủy. Trong số 2.400 người thiệt mạng, gần một nửa bị tiêu diệt chỉ trong vài giây trên chiến hạm USS Arizona khi một quả bom làm phát nổ kho đạn trên tàu.
Chiến hạm USS Arizona của Mỹ bị nhấn ch́m trong cuộc tập kích của Nhật vào Trân Châu Cảng năm 1941.
Dù nước Mỹ gọi đây là cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản nhưng theo giới phân tích th́ Tổng thống Roosevelt biết trước về cuộc tấn công này, song chọn cách “im lặng” v́ ông tin rằng cú sốc của cuộc tấn công sẽ thuyết phục người Mỹ về sự cần thiết can dự vào cuộc chiến. Quả nhiên, chỉ một ngày sau vụ tấn công ở Trân Châu Cảng, được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, Tổng thống Roosevelt tuyên chiến với Nhật Bản, chính thức đưa nước Mỹ tham gia vào Thế chiến thứ 2.
Để củng cố thêm nhận định, giới phân tích c̣n lập luận, chẳng nhẽ các radar của quân Mỹ không thể phát hiện nổi 6 tàu chiến của Nhật chở theo 400 chiếc máy bay đậu cách mục tiêu 350km?
Hơn nữa, tối 6/12/1941, ngay trước ngày Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, tại Nhà Trắng, Tổng thống Roosevelt triệu tập một cuộc họp hiếm có mà thành phần tham dự là những cố vấn chiến tranh cao cấp, trong đó có Đô đốc hải quân Mỹ Knox, Tư lệnh Tác chiến hải quân Stark, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson và Cố vấn T́nh báo Harry Hopkins. Không khí trong pḥng Bầu dục hết sức nặng nề. Dường như họ đang chờ đợi những ǵ sắp xảy ra với hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng? Thậm chí sau cuộc tấn công, một nghi vấn lịch sử được đặt ra với câu nói đầy ám chỉ của Đô đốc hải quân Knox với người bạn thân James Steinman rằng ông ta đang giữ một bí mật lớn của lịch sử.
Theo cơ quan giải mă MAGIC của Mỹ, năm 1941, trung b́nh mỗi tuần, MAGIC thu và giải 200 bản mật mă, trong đó có nhiều thông đến Trân Châu Cảng. Ví dụ, ngày 24/9/1941, hải quân Nhật gửi điện mật đến Lănh sự quán Nhật tại Mỹ yêu cầu t́m hiểu vị trí neo đậu của các quân hạm Mỹ tại Trân Châu Cảng. Ngày 15/11/1941, Nhật lại yêu cầu Tổng lănh sự Nhật tại Mỹ phải gửi báo cáo về động thái của các quân hạm Mỹ tại đây ít nhất là hai lần một tuần. Ngày 18/11/1941, Lănh sự quán Nhật đánh điện mật thông báo cho quân đội Nhật biết về thời gian cũng như góc độ thay đổi phương hướng của những quân hạm Mỹ sau khi tiến vào Trân Châu Cảng…
MAGIC đều mang những thông tin quan trọng nhất tŕnh lên Tổng thống, Tham mưu trưởng lục quân và hải quân, Cục trưởng Cục T́nh báo, Bộ trưởng Tác chiến cùng các đầu năo quân chính khác. Có thể nói chắc chắn rằng Chính phủ Mỹ đă gần như nắm được toàn bộ ư định của Nhật nhằm vào Trân Châu Cảng. Thế nhưng chính quyền Mỹ lại không hề thông báo cho Đô đốc Hạm đội Thái B́nh Dương E.Kimmel và Tư lệnh Căn cứ Hawaii - Trung tướng lục quân Walter Short, về việc quân hạm Thái B́nh Dương sắp bị Nhật Bản tấn công.
V́ vậy, sau khi hạm đội Thái B́nh Dương thất thủ, Đô đốc Kimmel trả lời thẳng trước Ủy ban Điều tra quân sự Mỹ rằng: "Hải quân Mỹ ở Trân Châu Cảng không nhận được bất kỳ thông nào về khả năng Trân Châu Cảng sẽ bị tấn công. Hạm đội Thái B́nh Dương bị cướp mất cơ hội chiến đấu, dẫn đến kết cục bi thảm ngày 7/12/1941". C̣n Tư lệnh Tác chiến hải quân Stark giải tŕnh: "Tôi không muốn thông báo thông tin cho Đô đốc Kimmel, bởi như vậy sẽ rất dễ bị tiết lộ bí mật". Vậy th́ Tư lệnh Stark sợ tiết lộ bí mật của Nhật hay của Mỹ?
Thêm những nghi vấn
Dù các lănh đạo cao cấp của Mỹ luôn ṿng vo về sự kiện Trân Châu Cảng, song những động thái tăng cường và rút quân tại Thái B́nh Dương lại tỏ ra rất đáng ngờ. Đầu năm 1941, ¼ lực lượng tác chiến của hạm đội Thái B́nh Dương gồm một tàu hàng không mẫu hạm, ba chiến hạm chủ lực, 4 tàu tuần dương, 17 tàu bảo vệ được điều động sang hạm đội khác. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng điều những sĩ quan giỏi nhất trong hạm đội ở Trân Châu Cảng và đội thủy binh đến hạm đội khác. Thêm nữa, dù Đô đốc Kimmel từng nhiều lần tŕnh bày với Tư lệnh tác chiến hải quân Stark về tầm quan trọng của việc tăng cường sức mạnh cho hạm đội Thái B́nh Dương, song Chính phủ Mỹ không hề lưu tâm. Trong thư gửi Tư lệnh Stark ngày 22/9/1941, Đô đốc Kimmel viết: “Một hạm đội Thái B́nh Dương mạnh sẽ là một sự đe doạ với người Nhật, c̣n một hạm đội yếu, mỏng sẽ thu hút sự chú ư của Nhật. Trước khi chúng ta có đủ thực lực để chống lại Nhật, chúng ta sẽ thất thủ ở Trân Châu Cảng”.
Sự kiện tưởng qua đi, song ngày 5/9/1995, Tổng thống Clinton bất ngờ nhận được một lá thư từ một phụ nữ Mỹ tên là Helen E.Hamman. Trong thư, bà cho biết cha bà là ông Don Smith đă từng kể cho bà một vài bí mật kinh hoàng liên quan đến Trân Châu Cảng. Trong Thế chiến II, cha bà là Phó Chủ nhiệm Cục Hậu cần của quân đội Mỹ. Theo đó, trước khi xảy ra sự kiện Trân Châu Cảng không lâu, Tổng thống Roosevelt khẩn cấp triệu tập cuộc họp bí mật và công bố rằng Chính phủ Mỹ dự kiến được hải quân Nhật sẽ tập kích Trân Châu Cảng, do đó có thể dẫn đến nhiều thương vong cho người và của. Cuối cùng, Tổng thống Roosevelt ra lệnh cho những người tham gia cuộc họp bí mật này phải nhanh chóng điều động các nhân viên y tế, thuốc men và các trang thiết bị cấp cứu tập trung tại một bến cảng ở bờ biển miền Tây nước Mỹ. Tổng thống cũng đặc biệt nhấn mạnh tuyệt đối không để lọt thông tin ra ngoài. Tổng thống giải thích: “Chỉ khi nước Mỹ bị tấn công th́ những người dân Mỹ đang c̣n do dự mới đồng ư nhảy vào cuộc chiến…”.
Dù bà Hamman không phải là người có mặt ở Trân Châu Cảng và ông Smith cũng qua đời năm 1990, song các báo cáo và hồ sơ lưu trữ quốc gia Mỹ trong hai năm 1941-1942 cho thấy Hội Chữ thập Đỏ Mỹ và lực lượng cứu hộ của Cục Hậu cần quân đội Mỹ từng có những cuộc điều động người và vật chất cấp cứu một cách bất thường hai tuần trước sự kiện Trân Châu Cảng. Cụ thể, Chi nhánh Hội Chữ thập Đỏ Mỹ ở Hawaii nhận được thiết bị và thuốc men cấp cứu trị giá 50.000 USD từ Tổng bộ Hội hoặc trong thời gian trên, chi nhánh này có tới 2.534 nhân viên y tế, trong khi chỉ có 1.029 người làm việc thường xuyên ở đây, c̣n 1.505 người khác là mới được điều động...
Nhà sử học người Mỹ Charles Beard nhận định rằng trước thái độ không quan tâm đến cuộc chiến của người dân Mỹ, Tổng thống Roosevelt quyết định phải đưa nước Mỹ vào cuộc chiến trước khi các nước phát xít chinh phục toàn châu Âu. Do vậy, Tổng thống dùng đến “khổ nhục kế” này. Đồng thời để làm giảm tổn thất, ông Roosevelt điều ba mẫu hạm chủ lực ra khỏi Trân Châu Cảng và bí mật đưa vật chất và nhân viên y tế đến cứu hộ nhằm khắc phục hậu quả… Tất nhiên, do thiếu chứng cứ, nên “khổ nhục kế” này vẫn c̣n là bí mật.
Theo Báo Đất Việt