Truân chuyên nghề “phun độc” - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-14-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Truân chuyên nghề “phun độc”

Cố phun cho xong thửa lúa, họ vội vă lên bờ ngồi nghỉ trong dáng vẻ đờ đẫn, mồ hôi ướt rịn lưng áo phả ra cái mùi thuốc nồng nồng ngai ngái. Biết là sẽ tổn hại rất nhiều đến sức khỏe và cái nghề phun thuốc trừ sâu thuê hẳn nhiên chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ thế nhưng v́ mưu sinh nên họ vẫn nhắm mắt phó mặc cho số phận... Kiếm bạc trăm nhờ… phun độc

Men theo quốc lộ 21B, xuôi về vùng đất Ứng Ḥa trong tiết trời oi ả, không khó để bắt gặp h́nh ảnh trên cánh đồng bát ngát chưa kịp xanh màu lúa là hàng chục người mang trên ḿnh b́nh thuốc trừ sâu đang mải miết cầm chiếc ṿi phun hóa chất để xịt, thuốc bay trắng như sương.
Nhiều người đang chọn nghề phun thuốc trừ sâu để mưu sinh mà không biết càng

Một nắng hai sương bán mặt cho đồng ruộng lam lũ khiến gương mặt những người phụ nữ thôn quê vùng này có vẻ đen đúa, góc cạnh và kham khổ hơn.

Một người phụ nữ tên Chín, người xă Ḥa Nam, đang tính toán lượng nước để ḥa lẫn mấy gói thuốc sâu mà chủ ruộng thuê chị phun. Vác trên vai b́nh thuốc nặng trịch, mồ hôi rin ra ướt lưng áo, người phụ nữ ấy nở nụ cười “khoe” mỗi sào lúa sau khi phun thuốc xong chị được chủ ruộng trả công 40.000 đồng, phun thuê từ sáng đến giờ chị được hơn 2 sào ruộng rồi nếu cả ngày cần mẫn làm sẽ có hơn 100.000 đồng, tích cóp để đứa con trai sắp ngày nhập học.

Xét theo địa thế tổng thể của huyện Ứng Ḥa th́ địa phương này nằm ở khu vực phía Nam Hà Nội với tổng diện tích khoảng 183.72 km². Nổi lên như một huyện thuần nông điển h́nh với đa phần diện tích là đất canh tác lúa chiêm trũng.

Bao năm nay Ứng Ḥa cũng là vựa lúa chính giúp cung cấp một số lượng lúa gạo đáng kể vào khu vực nội thành. Nếu so với các nghề phụ truyền thống khác như thêu ren, đan lát, khâu nón… th́ phun thuốc trừ sâu thuê là một “nghề mới” có ngày công cao trội hơn hẳn và là lựa chọn của không ít những phụ nữ thôn quê nghèo khó.

Tự nhận có thâm niên nghề nghiệp ngót chục năm, bà Đinh Thị Thuận, người thôn Nam Dương chia sẻ: cách đây khoảng 4 năm, không ai coi đây là một nghề cả, anh em họ hàng hay người làng với nhau chỉ cần nhờ vả là sẽ có người đi phun thuốc hộ. Cũng có khi phun thuốc theo h́nh thức “đổi công”-hôm nay anh đi cấy cho tôi mai tôi đi phun thuốc cho anh.

“Thời giá thị trường, làm việc ǵ cũng tính ra tiền cả, hơn nữa tiếp xúc với cái thứ hóa chất độc hại ấy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên tiền công khi làm xong việc cũng cao hơn b́nh thường”, bà Thuận nói.

Cũng theo cách nhẩm tính của bà Thuận th́ chỉ cần mỗi ngày đi phun thuốc trừ sâu thuê được từ 2, 3 sào ruộng hoặc tính theo số lượng b́nh là 4, 5 b́nh thuốc th́ được trả công từ 150.000-250.000 đồng. Như thế chỉ cần “chịu khó” độc hại khoảng gần chục ngày sẽ có tiền triệu đút túi. Trong khi đó làm lúa cả vụ, bám mặt vào ruộng nương đến lúc thu hoạch, trừ hết các khoản chi phí như: thuê cấy gặt, tiền nộp sản phẩm, thủy lợi phí…cũng chưa chắc được tiền triệu.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, hiện tại ở mỗi thôn, làng khu vực ngoại thành Hà Nội, nơi chuyên sản xuất canh tác lúa đều ít nhất có từ 3 đến 5 người chuyên làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê.

“Tác dụng” của thần chết

Có một điều lạ mà khi dạo quanh các vựa lúa khu vực ngoại thành như Ứng Ḥa có thể dễ dàng bắt gặp. Đó là h́nh ảnh hầu như nghề này chỉ toàn là phụ nữ.

Lư giải điều này, ông Đinh Văn Viễn, một cán bộ xă Ḥa Nam cho biết, chỉ tính riêng khu vực xă quản lư, phần lớn đàn ông, thanh niên trong vùng đều đi vào làm công nhân trong các khu công nghiệp hoặc bỏ vào nội thành làm các nghề tự do như: bốc vác, chạy chợ, xe ôm… ở thôn quê hiện tại chỉ có bóng dáng của những người lớn tuổi, đàn bà, con trẻ. Trước kia, nghề này đúng là chủ yếu do đàn ông đảm nhiệm bởi tính chất công việc độc hại.

Trong những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê mà tôi gặp ở huyện Ứng Ḥa có lẽ éo le và bấp bênh nhất là cảnh đời của người phụ nữ tên Đinh Thị Ba, người xă Ḥa Nam.

Nhà nghèo, làm lụng quần quật quanh năm cũng không đủ ăn. Đă thế, chồng Ba lại sinh ra cái tật cờ bạc, nghiện hút, gánh nặng nuôi hai đứa con thơ đang tuổi ăn tuổi lớn đè nặng lên đôi vai gầy guộc của chị. Nh́n cái Thân h́nh gầy nhom, cơng b́nh thuốc trên lưng, không ai tin rằng người phụ nữ ấy tuổi chưa đến 30.
Cách đây không lâu, khi được hỏi về vấn đề này, TS Phạm Thị Bích Ngân (thuộc Trung tâm khoa học con người và sức khỏe lao động, Viện Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động) đánh giá rằng, nếu tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu có thể dẫn đến các rối loạn tim mạch, phổi, thần kinh và mắc các bệnh về máu, các bệnh về da thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những ngày vác b́nh thuốc trừ sâu đi xịt khắp cả cánh đồng đă khiến sức khỏe chị Ba không c̣n tốt như xưa, thay vào đó chị thường xuyên ốm vặt rồi bệnh ngoài da có khi cảm thấy khó thở đầu đau nhức. Tiền mua thuốc chữa bệnh c̣n nhiều hơn số tiền mua cái ăn thức uống hàng ngày.
Những lúc này Ba lại ước giá ngày trước hiểu biết hơn cái nghề phun thuốc thuê độc hại, chị sẽ không làm hoặc có làm th́ cũng mang theo các vật dụng bảo hộ. “Ngày trước khi đi phun thuốc em chẳng bao giờ mang theo khẩu trang hay găng tay ǵ cả v́ thấy nó cũng b́nh thường thôi. Sau một lần bị choáng nằm vật ở cánh đồng v́ say thuốc th́ người ta mách rằng mang theo nước chanh đường để uống sẽ khỏi…”, Ba chia sẻ.

Không chỉ có riêng cá nhân chị Ba có tâm lư “coi thường” như vậy. Theo sự quan sát của chúng tôi đa phần những người làm nghề phun thuốc trừ sâu thuê đều chỉ có vật dụng bảo vệ rất thô sơ, chỉ là chiếc nón lá, khăn bịt miệng bằng vải cũ kỹ. Cứ 10 người nông dân th́ có đến 9 người không đeo khẩu trang, không mang ủng, găng tay khi xịt thuốc trừ sâu. Biểu hiện bệnh về đường hô hấp, đường ruột với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, chân tay sẩn ngứa với họ cũng là thường xuyên gặp phải.

Đáng lưu tâm hơn là sau khi phun thuốc xong, những người dân này c̣n có thói quen gội giũ tay chân ngay tại mương nước gần ruộng. C̣n vỏ bao b́ thuốc trừ sâu cũng vứt bừa băi ngay đó...

Chứng kiến việc làm nông ngày càng “hiện đại hóa” theo kiểu gần như toàn bộ các khâu đoạn gieo trồng lúa đều được “tắm” trong thuốc hóa học những người gắn với nghề nông gần như suốt cả cuộc đời như bà Đinh Thị Thuận không khỏi ngán ngẩm.
Vỏ thuốc cùng chất độc hại đang hủy diệt môi trường

Từ giai đoạn ngâm ủ đă có thuốc trộn giống, gieo sạ, cấy hái xong là thuốc trừ sâu, rầy, rồi thuốc trừ nấm bệnh, diệt ốc biêu… thứ nào cũng có bộ sản phẩm với 3-4 lần phun… cho ăn chắc; một loại thuốc chưa đủ th́ phối hợp 2, 3 loại với nhau theo kiểu 2 trong 1, 3 trong 1.

“Trước đây, khi cá đồng c̣n nhiều, cứ vào đầu vụ lúa là cá bị nhiễm độc chết nổi trắng sông. Nhưng bây giờ chẳng c̣n thấy cá chết nữa, v́ nguồn nước bị nhiễm độc nên tôm cá đều hết sạch”- bà Thuận hăi hùng kể về tác hại của thuốc trừ sâu.

Việc sử dụng thuốc hóa học một cách tràn lan, thiếu tính khoa học cũng như vật dụng bảo hộ, khách quan mà nói không thể hoàn toàn đổ lỗi cho người nông dân được. Theo lời ông Viễn trách nhiệm một phần thuộc về những cơ quan chuyên trách trong lĩnh vực nông nghiệp. Điển h́nh, đầu tháng 8 vừa qua UBND xă Ḥa Nam có phối hợp cùng một số công ty cũng như cơ quan chuyên trách về nông nghiệp huyện tổ chức một buổi tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn, giới thiệu cho các hộ xă viên trong hợp tác xă sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn.

Điều đáng nói là trong toàn bộ các tài liệu hướng dẫn được phát cho các hộ xă viên không hề có bất kỳ ḍng chữ nào đả động hay nhắc nhở mọi người tác hại, cách pḥng trừ, đeo dụng cụ bảo hộ khi phun thuốc. Thay vào đó là giới thiệu hàng loạt các loại thuốc hóa học dùng trong suốt ṿng đời cây lúa. Khi ra về, xă viên c̣n được “khuyến măi” mấy gói thuốc hóa học để đem về… dùng thử (?!).

Thiết nghĩ chính việc vô tâm trong cách tuyên truyền của cơ quan chức năng đă góp phần phủ mờ đi nhận thức về cách pḥng trừ, an toàn của người dân khi tiếp xúc với các loại thuốc hóa học độc hại.

Giang Nam - Lưu Vĩnh
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	images661972_7B.jpg
Views:	8
Size:	15.2 KB
ID:	407908
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:13.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04430 seconds with 14 queries