"Nhân dân có quyền đôn đốc và phê b́nh Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân th́ dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, th́ dân không cần đến nữa" - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nhân ngày Quốc Khánh, nhớ lại, tại Đại hội Quốc dân Tân Trào, Hồ Chí Minh và Việt Minh đă thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa [8.1945]. Rồi ngay sau cách mạng Tháng Tám thành công, tùy vào diễn biến t́nh h́nh trong nước và quốc tế, căn cứ mục tiêu tối thượng là xây dựng nhà nước Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân mà thành lập các chính phủ, từ Chính Phủ Liên Hiệp Lâm Thời [1.1.1946], đến Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến [2.3.1946], Chính Phủ Liên Hiệp Quốc Dân….
Dù tên gọi các chính phủ khác nhau, thành phần chính phủ có nhiều đảng phái tham gia, kể cả khi Đảng Cộng Sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, trên danh nghĩa là không c̣n đảng viên của ḿnh trong thành phần chính phủ, nhưng ai cũng biết và nói là Chính Phủ Cụ Hồ, của Việt Minh và của những người Cộng Sản. Chính phủ Cụ Hồ non trẻ ấy đă tập hợp được toàn dân, các đảng phái, huy động được sức mạnh dân tộc, sức mạnh chính nghĩa để làm nên những điều ḱ diệu mặc cho vận nước lúc ấy nhiều phen như treo trên đầu sợi tóc. V́ sao vậy? Thật giản dị, Chính Phủ cụ Hồ là chính phủ thực sự của dân, do dân, v́ dân. V́ vận nước trong cơn bĩ cực đă xuất hiện vĩ nhân Hồ Chí Minh, người đă nắm bắt được quy luật vận động tất yếu của lịch sử và biết cách đưa đất nước ḿnh, đồng bào ḿnh và đảng của ḿnh vận động hợp với quy luật.
Hơn hai mươi năm sau, ngày 30-12-1966, tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua chống Mỹ cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói về vai tṛ của Nhà Nước, của Chính Phủ cách mạng, của những “kẻ công bộc”, đă nói: “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê b́nh Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân th́ dân có quyền đuổi Chính phủ.Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, th́ dân không cần đến nữa” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 283).
C̣n bây giờ?
Đáng tiếc, hiện nay chúng ta chưa có một hệ thống cơ quan công quyền và một đội ngũ công chức thực sự trong sạch, vững mạnh, chưa thực sự do dân, v́ dân.
Chưa bao giờ người dân Việt lại lao đao mệt mỏi như hiện nay v́ những chính sách, văn bản, quyết định vô lối được sản sinh ra từ những năo bộ tư duy kém cỏi, những trái tim nguội lạnh của các quan chức sống kư sinh trong pḥng lạnh, xe lạnh, trên sân gôn hay nhà hàng. Thật khó có thể thống kê hết được mỗi ngày có bao nhiêu văn bản, quyết định, hành xử sai lầm đă ra đời bởi những công chức yếu kém, vô tâm, vô cảm. Mỗi ngày như mọi ngày, lại có thêm những bức xúc, gay cấn đổ lên đầu Nhân Dân. Dân mất niềm tin vào Đảng, vào Chính phủ v́ “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, công chức suy thoái đạo đức, tham lam, dốt nát và vô cảm này. Công chức hư hỏng kết bè, kết cánh với các nhóm lợi ích đang lợi dụng quyền lực nhà nước để thao túng nhà nước và xă hội. Đó là nguy cơ lớn nhất của dân tộc ta, nhà nước ta, xă hội ta. Đó là kẻ thù làm đất nước ta, xă hội ta, nhà nước ta suy yếu.
Trong thời đại ngày nay, một Dân tộc mạnh phải có một Nhà nước mạnh, tiến bộ, một cộng đồng Nhân dân đoàn kết, một Xă hội dân chủ văn minh, một nền tảng Kinh tế - Văn hóa – Khoa học phát triển, một nền Quốc pḥng vững mạnh. Và thiết thực, xuyên suốt, cần một Chính phủ, một đội ngũ công chức biết phụng sự nhân dân, lấy việc phụng sự nhân nhân làm nguyên tắc của sự tồn tại.
Ngày Quốc Khánh, lại nhớ, ngày 12-10-1945, tức là chỉ mới sau 40 ngày tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đă từng tuyên bố: “Phải tỏ cho mọi người biết rằng công việc là công việc chung, thiếu người ra gánh vác th́ ḿnh ra, nếu có người thay, ḿnh sẽ nghỉ để làm việc khác, sẵn sàng nhường lại cho ai muốn làm và làm được” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, trang 56).
Chúng ta nghĩ ǵ và có thể làm như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói được không?
VĨNH KHÁNH
(TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN)