Mặc dù đă cận kề ngày Tập Cận B́nh tới thăm Mỹ, nhưng Nhà Trắng vẫn dự kiến sẽ công bố biện pháp trừng phạt các công ty Trung Quốc bị cáo buộc dính líu đến hoạt động tấn công mạng, đánh cắp bí mật thương mại tại Mỹ. Đương nhiên hành động này của Mỹ sẽ gặp không ít khó khăn nếu Bắc Kinh trả đũa. Nhưng động thái này chứng tỏ Mỹ nghiêm túc của ḿnh trong việc trấn áp hoạt động gián điệp thương mại.
Theo báo The Financial Times, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama trong nhiều tháng qua, soạn thảo kế hoạch trừng phạt để đáp trả sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm bởi sự gia tăng số vụ gián điệp kinh tế (53%) nhằm vào Washington. Tuy nhiên, nội bộ Mỹ đang chia rẽ về việc liệu có nên công bố những biện pháp trừng phạt trước chuyến thăm của ông Tập Cận B́nh hay không. Những người ủng hộ lập luận rằng Washington cần cho Bắc Kinh thấy sự nghiêm túc trong nỗ lực ngăn chặn tội phạm mạng. Trái lại, những người phản đối lo ngại động thái này ảnh hưởng tiêu cực đến chuyến thăm của nhà lănh đạo Trung Quốc. Theo một nguồn tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đă thúc giục Tổng thống Obama lùi thời điểm công bố trừng phạt cho tới sau chuyến thăm. Tuy nhiên, các cơ quan thực thi pháp luật cho rằng không thể chờ đợi thêm v́ bản chất nghiêm trọng của các vụ tấn công mạng.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ảnh: AP
Một quan chức hé lộ các biện pháp trừng phạt có thể được công bố vào tuần tới. Thời điểm này không quá gần chuyến thăm của ông Tập Cận B́nh nên Bắc Kinh có thời gian để “hạ hỏa” trước khi lănh đạo 2 nước gặp nhau tại Washington. Nhận xét về lệnh trừng phạt, chuyên gia về Trung Quốc, bà Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng chúng là thông điệp cho thấy Washington “thực sự nghiêm túc” trong việc trấn áp hoạt động gián điệp thương mại. Cũng theo bà Glaser, Washington cần chấp nhận rủi ro bị trả đũa để cho Bắc Kinh thấy sự nghiêm túc của ḿnh.
Ngoài chuyện an ninh mạng, hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc ở biển Đông cũng là mối bận tâm hàng đầu của Mỹ. Trong bước đi kiềm chế Bắc Kinh, Mỹ và Malaysia đang bí mật đàm phán về thỏa thuận cho phép Washington đưa máy bay do thám sang đồn trú tại Kuala Lumpur để tiến hành tuần tra biển Đông. Trang tin Bloomberg dẫn lời 2 quan chức quốc pḥng cấp cao Mỹ tiết lộ cuộc đàm phán đă được đẩy mạnh sau hàng loạt vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia. Mỹ đang thúc giục chính quyền Thủ tướng Najib Razak cho phép 2 loại máy bay tuần tra trinh sát biển P-8 Poseidon và P-3 Orion cất cánh từ sân bay Malaysia để tuần tra biển.
Song song đó, theo hăng tin AP, Phó Đô đốc Frederick Roegge sẽ thay thế Phó Đô đốc Phillip Sawyer trở thành Tư lệnh lực lượng tàu ngầm của Mỹ ở Thái B́nh Dương. Sự thay đổi này diễn ra trong lúc Trung Quốc đẩy nhanh các hoạt động trên biển Đông, buộc Mỹ phải tăng cường khả năng thu thập thông tin t́nh báo của tàu ngầm. Trong một diễn biến khác, Lầu Năm Góc ngày 4-9 cho biết 5 tàu hải quân Trung Quốc hoạt động ngoài khơi Alaska trong những ngày gần đây đă tiến vào phạm vi 12 hải lư tính từ đường bờ biển Mỹ. Dẫu số tàu trên đang trên đường trở về nước nhưng Washington vẫn tiếp tục theo dơi nhất cử nhất động của chúng.
therealrtz © VietBF