Tại Singapore Mỹ đă đồng ư chấp thuận cho phi cơ do thám triển khai hoạt động tại đây. Như vậy đây là phi cơ để do thám khả năng lớn chĩa vào Biển Đông. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
Singapore và Hoa Kỳ đă cùng đồng thuận trong việc triển khai phi cơ do thám P8 Poseidon của Hoa Kỳ đầu tiên ở Singapore từ ngày 7 đến 14 tháng 12 này, đáp lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Phi cơ do thám P8 thuộc Hải quân Hoa Kỳ tại triển lăm hàng không ở Singapore vào ngày 11 tháng 2 năm 2014 – Photo Courtesy: Edgar Su/Reuters
Cali Today News - Chính quyền Bắc Kinh vẫn tiếp tục xây dựng một số phi đạo quân sự trên các ḥn đảo đang tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, bất chấp khuyến cáo từ các nhà lănh đạo thế giới.
Việc xây dựng đang tiếp diễn trên quần đảo Trường Sa có thể gấp 4 lần số phi đạo dành cho quân đội Trung Quốc trong khu vực khi quốc gia này vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền bất hợp pháp.
Việc xây dựng các phi đạo quân sư cũng như các căn cứ quân sự khác có thể “ảnh hưởng đáng kể đến việc cân bằng quyền lực địa phương,” Euan Graham, giám đốc chương tŕnh an ninh quốc tế tại Viện Lowy ở Sydney, Úc châu, cho biết. “Trong thời điểm căng thẳng, giá trị thị uy của các cuộc tuần tra trên không từ các ḥn đảo sẽ khá đáng kể,” ông Graham nói.
Quần đảo Trường Sa bao gồm nhiều ḥn đảo không người ở trên biển Đông. Một số quốc gia trong khu vực, bao gồm Phi Luật Tân, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền những phần trong quần đảo. Cho đến nay, Trung Quốc lớn tiếng tuyên bố chủ quyền nhiều nhất, cùng lúc cho tôn tạo đảo nhân tạo nhằm củng cố tuyên bố.
Hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông, bao gồm cả việc bồi đắp các ḥn đảo cũng như các hoạt động quân sự gần đó, đă làm các quốc gia trong vùng, và cả Hoa Kỳ tức giận. Hoa Kỳ một mặt lên án các hoạt động của Trung Quốc, một mặt có những hoạt động xem đây là vùng biển quốc tế, đă điều khu trục hạm tiến gần đến khu vực 12 hải lư gần những ḥn đảo Trung Quốc đang bồi đắp.
Đồng minh của Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương, trong đó có cả Nhật, đă tập hợp lại. Quốc gia châu Á này từ lâu đă có mối giao ban ngoại giao và kinh tế với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, và các quan chức quốc pḥng Nhật đă bày tỏ sự đoàn kết với chính sách về biển Đông của Hoa Kỳ vào tháng 11.
“Cộng đồng quốc tế sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào dùng vũ lực đơn phương thay đổi hiện trạng, và đất nước chúng tôi cũng tin như vậy,” Bộ trưởng quốc pḥng Nhật, tướng Nakatani, cho biết. “Phía Hoa Kỳ cũng tin như vậy, chúng tôi đều đồng ư ở điểm này,” ông Nakatani nói thêm.
Trong bối cảnh đó, Singapore và Hoa Kỳ đă cùng đồng thuận trong việc triển khai phi cơ do thám P8 Poseidon của Hoa Kỳ đầu tiên ở Singapore từ ngày 7 đến 14 tháng 12 này, đáp lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.
Các quan chức quốc pḥng của hai quốc gia đưa ra tuyên bố chung cho biết việc triển khai dự kiến có thể được mở rộng, phản ứng quyết liệt đối với tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh.
Tuyên bố chung được đưa ra sau buổi gặp gỡ giữa hai Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ - ông Ash Carter và ông Ng Eng Hen – diễn ra tại Washington vào hôm nay ngày 7 tháng 12.
Việc này có khả năng sẽ làm Trung Quốc tức giận.
Hoa Kỳ đă triển khai những chiếc phi cơ do thám P8 ở Nhật và Phi Luật Tân, và cũng giám sát các chuyến bay từ quốc gia láng giềng của Singapore, Malaysia.
Tuyên bố chung cho biết, việc triển khai P8 ở Singapore sẽ “tạo khả năng tương tác quân sự trong khu vực, thông qua tham gia vào các cuộc tập trận song phương và đa phương, trong khi cung cấp trợ giúp kịp thời đối với hoạt động Cứu nạn Thiên tai và Nhân đạo trong khu vực, và các nỗ lực an ninh hàng hải.”
Hoa Kỳ và Singapore có mối quan hệ quốc pḥng lâu dài, tuyên bố triển khai phi cơ do thám là một phần nằm trong tăng cường hợp tác quốc pḥng giữa hai quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố xuyên quốc gia và xâm phạm chủ quyền.
Hương Giang (Theo AP và The Guardian)