Trong năm 2015 vừa qua, lực lượng quân đội Nga đă được huy động tối đa và hoạt động hết công suất. Có thể nói đây là một năm bận rộn của các lực lượng quân sự Nga bởi các cuộc chiến chống IS và sự nâng cấp trong quân đội. Hăy cùng điểm qua các hoạt động của lực lượng quân đội Nga trong năm 2015 vừa qua.
Máy bay chiến đấu Su-24 của Nga không kích IS tại Syria (Ảnh: Sputnik)
Chiến dịch không kích tại Syria
Ngày 30/9/2015, theo đề nghị của Tổng thống Syria Bashar Assad, Nga đă khởi động chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở quốc gia Trung Đông này. Đây là chiến dịch quân sự chống khủng bố đầu tiên mà Nga triển khai tại nước ngoài trong lịch sử hiện đại.
Chiến dịch có sự tham gia của các lực lượng không quân và hải quân Nga đă tiến hành ném bom và phóng tên lửa nhằm vào các mục tiêu của IS. Các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS cùng tàu chiến thuộc Hạm đội Caspi và tàu ngầm Rostov-on-Don đă giáng những đ̣n mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và phương tiện của IS.
Các lực lượng của Nga đă góp phần chặn đứng các nguồn cung cấp tài chính cho IS bằng cách không kích các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu, trạm xăng và các xe chở dầu của phiến quân. Trong suốt gần 3 tháng qua, các lực lượng quân sự Nga vẫn chưa tiến hành tấn công trực diện nhóm khủng bố này.
Tuy nhiên, chiến dịch không kích của Nga tại Syria đă gặp phải một sự cố khi một máy bay chiến đấu Su-24 của Moscow bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi khi vẫn đang hoạt động trong lănh thổ của Syria hồi tháng trước khiến 2 người thiệt mạng.
Quân đội qua hiện đại hóa nhanh chóng
Quân đội Nga đang trải qua quá tŕnh hiện đại hóa nhanh chóng với 47% số trang thiết bị hiện có là các vũ khí tối tân. Các lực lượng hạt nhân của Nga đă được trang bị 10 máy bay mới gồm 2 máy bay Tu-160, 3 máy bay Tu-95MS và 5 máy bay Tu-22M3. Ngoài ra, một máy bay chiến lược mới cũng được nâng cấp từ máy bay Il-80 - một sản phẩm tương tự như “Doomsday Plane” của Mỹ - cũng đang được thử nghiệm để đưa vào sử dụng.
Trong khi đó, Hải quân Nga cũng được tăng cường sức mạnh với hai tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh. Các lực lượng mặt đất được trang bị 5 bệ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa động cơ nhiên liệu rắn RS-24 Yars ICMB.
Các xe quân sự của Nga diễn tập cho lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5 (Ảnh: Sputnik)
Trong cuộc diễu hành ngày 9/5 tại Quảng trường Đỏ, Moscow cũng tŕnh làng những vũ khí và phương tiện quân sự mới nhất như xe tăng Armata, xe bọc thép Kurganets-25 IFV, Tigr và Typhoon…
Tập trận quy mô lớn
Bên cạnh việc hiện đại hóa vũ khí và phương tiện quân sự, Nga cũng tiếp tục xây dựng các căn cứ ở các nước vùng Bắc Cực, bao gồm thiết lập các căn cứ quân sự mới và cải tạo các sân bay hiện có. Sự phát triển cơ sở hạ tầng quân sự ở khu vực này là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga.
Nga tập trận quy mô lớn hồi tháng 9 (Ảnh: Sputnik)
Trong năm 2015, các lực lượng quân sự của Nga cũng đă tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận, kể cả các cuộc tập trận bất ngờ, nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu cũng như khả năng ứng phó trong các t́nh huống tấn công.
Hủy thương vụ Mistral với Pháp
Một điểm đáng chú ư khác liên quan đến hoạt động của quân đội Nga trong năm 2015 là “thương vụ Mistral” với Pháp. Theo hợp đồng kí tháng 6/2011, Pháp sẽ bán cho Nga hai tàu đổ bộ Mistral. Hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro bao gồm cả các dịch vụ liên quan như hậu cần, đào tạo nhân sự và chuyển giao công nghệ.
Chiến hạm Mistral nh́n từ trên cao (Ảnh: Ibtimes)
Hai chiếc Mistral Pháp đă đóng lẽ ra phải được chuyển cho Nga vào năm 2014 và 2015. Song khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, các đối tác của Paris cho rằng việc Pháp vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng sẽ không hỗ trợ cho quan điểm cô lập Nga của phương Tây. Pháp và Nga đă hủy hợp đồng, sau đó Moscow đă "bật đèn xanh" để Paris bán lại 2 tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Ai Cập và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Theo thỏa thuận, Pháp sẽ trả lại cho Nga toàn bộ số tiền nước này đă thanh toán theo hợp đồng để đóng 2 chiếc tàu là 893 triệu euro. Ngoài ra, Paris phải bồi thường cho Moscow chi phí sản xuất các thiết bị và đào tạo nhân sự cho 2 tàu trên là 57 triệu euro. Như vậy toàn bộ số tiền Pháp phải trả cho Nga là 950 triệu euro.
VietBF © Sưu Tầm