Bà Bonnie S.Glaser, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS), đă có một cuộc phỏng vấn sau phán quyết của PCA. Bà cho rằng để Trung Quốc rút lui th́ các nước cần làm cho nước này thấy hậu quả về hành động của ḿnh. Bà cũng nói rằng sẽ có ít khả năng xảy ra xung đột.
- Thưa bà, phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực sẽ ảnh hưởng thế nào đối với t́nh h́nh khu vực châu Á-Thái B́nh Dương?
- Bà Bonnie S.Glaser: Trong một thời gian ngắn, có thể căng thẳng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực sẽ mở ra những khả năng mới trong việc giải quyết tranh chấp trong khu vực, nếu cơ hội này được các bên tận dụng. Việc này tùy thuộc nhiều vào mối quan hệ Trung Quốc-Philippines trong tương lai.
- Trung Quốc từng tuyên bố phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực chỉ là "một mảnh giấy”. Trong trường hợp phán quyết này bị Trung Quốc phớt lờ, điều ǵ sẽ xảy ra?
- Bà Bonnie S.Glaser: Trung Quốc sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận quốc tế, tuy nhiên bản thân những áp lực này cũng sẽ không đủ để Trung Quốc thay đổi thái độ (về Biển Đông).
- Phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực có mang tính chất ràng buộc không, thưa bà?
- Bà Bonnie S.Glaser: Phán quyết của ṭa mang tính chất ràng buộc đối với Philippines lẫn Trung Quốc. Quá tŕnh kiện tụng không có ǵ là sai. Việc Trung Quốc trước đây tuyên bố không chấp nhận bất kỳ biện pháp giải quyết tranh chấp nào theo quy định tại điều 298 của Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) không được áp dụng trong trường hợp này.
- Làm thế nào để bảo đảm các bên thi hành phán quyết trọng tài?
- Bà Bonnie S.Glaser: Hiện không có cơ chế cụ thể nào để thực thi phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực The Hague.
- Ngoài Ṭa Trọng tài thường trực, c̣n có cơ quan nào của LHQ đứng ra can thiệp vào việc thi hành phán quyết trọng tài hay không?
- Bà Bonnie S.Glaser: Không có bộ phận nào khác của LHQ tham gia vào việc thực thi phán quyết trọng tài, ngoài dư luận quốc tế. ASEAN vẫn sẽ phải tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang làm hết sức có thể để chia rẽ cộng đồng này và vẫn đang tiếp tục gặt hái được thành công.
- Mỹ sẽ phản ứng thế nào sau phán quyết trọng tài? Liệu Mỹ có gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương hay không?
- Bà Bonnie S.Glaser: Hiện nay, Mỹ đă có sự hiện diện quân sự đáng kể trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Năm 2015, hải quân Mỹ đă thực hiện tổng cộng 700 ngày tuần tra trên biển, trung b́nh có hai tàu tuần hành trên Biển Đông mỗi ngày. Năm nay, con số này c̣n cao hơn. Những đợt tập huấn quân sự được thực hiện đơn phương, song phương và đa phương, cũng như các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOP) vẫn được tiếp tục
Tuy nhiên, một ḿnh Mỹ không đủ khả năng để ảnh hưởng lên các quyết định của Trung Quốc. Các nước láng giềng của Trung Quốc đóng vai tṛ quan trọng hơn trong việc này. Các nước này có nhiệm vụ làm cho Trung Quốc thấy rằng họ sẽ không dung túng cho những hành vi đi ngược lại với luật pháp quốc tế. Trung Quốc sẽ phải lănh hậu quả cho những hành động của ḿnh, về mặt ngoại giao cũng như kinh tế.
- Báo South China Morning Post của Hồng Kông từng viết đối với Trung Quốc, những yếu tố như lịch sử, địa lư và luật pháp trong tranh chấp chủ quyền lănh thổ (như đang xảy ra tại Biển Đông) trên thực tế không có nhiều ư nghĩa, mà chỉ có sức mạnh quân sự mới giành được phần thắng. Như vậy, có hay không khả năng xảy ra xung đột quân sự trong khu vực sau khi Ṭa Trọng tài thường trực công bố phán quyết ủng hộ Philippines?
-Bà Bonnie S.Glaser: Ít có khả năng xảy ra xung đột quân sự, nhưng có thể sẽ xảy ra một số "vụ tai nạn”. Hiện nay chưa có nước nào muốn xảy ra xung đột vũ trang và việc này cũng sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào.
VietBF© Sưu tập