Tin đồn về các hacker Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ giúp ông Trump lên làm Tổng Thống đă có từ trước. Hiện tại t́nh báo Mỹ đă công bố phương thức để các tin tặc thực hiện. Dùng các phương pháp khá đơn giản, cuộc bầu cử Mỹ nguy cơ đă bị các hacker Nga thao túng.
Theo Bloomberg, các cuộc tấn công nhằm vào nền dân chủ Mỹ bắt đầu từ mùa hè năm 2015 với một thủ thuật đơn giản: Các hacker làm việc cho cơ quan t́nh báo dân sự của Nga gửi thư điện tử với mă độc cho hơn 1.000 nhân viên chính phủ Mỹ cũng như các nhóm chính trị của nước này.
Theo các cơ quan t́nh báo Mỹ, từ thủ thuật đơn giản này, hoạt động can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 của Nga tiến xa hơn. Để chứng minh những cáo buộc này, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ ngày 29/12 công bố bản phân tích chung dài 13 trang.
Theo đó, những thư điện tử được gửi đi từ các trang web tưởng chừng vô hại và những địa chỉ có liên hệ với các tổ chức và thể chế giáo dục Mỹ. Mỗi khi một lá thư điện tử mồi này được truy cập, một kẽ hở dẫn đến Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) được mở ra. Tuy nhiên, trong bản báo cáo, tên của tổ chức này không được xác định trong bản báo cáo.
Theo bản báo cáo, “hoạt động này của cơ quan t́nh báo Nga là một phần tromg chiến dịch tấn công mạng kéo dài 10 năm nhằm vào chính phủ và công dân Mỹ.
Chính phủ Mỹ hiện t́m cách trang bị cho những người bảo vệ các mạng lưới những công cụ họ cần để xác minh, phát hiện và chặn các hành vi mạng nguy hiểm của Nga nhằm các mạng lưới của đất nước chúng ta và của đồng minh của chúng ta”.
Đợt tấn công thứ hai xuất hiện vào mùa xuân năm 2016. Các Hacker làm việc cho cơ quan t́nh báo quân sự Nga tấn công mạng lưới của DNC bằng nhiều thư điện tử mồi khác với mánh khóe lừa người nhận đổi mật khẩu, từ đó truy cập và đánh cắp dữ liệu từ nhiều thành viên cấp cao của đảng này.
Bản báo cáo cho biết, một tháng trước ngày bầu cử quốc gia, Chính phủ Mỹ lần đầu tiên tuyên bố cơ quan t́nh báo nước này cầm chắc chính phủ Nga đứng sau cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, các cuộc tấn công mạng rơ ràng vẫn tiếp tục diễn ra, với lần gần đây là vào tháng 11, chỉ vài ngày sau ngày bầu cử.
Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga) Dmitry Peskov đă bác bỏ kết luận của Mỹ, cho rằng đây là “những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Nga”.
Theo một quan chức Mỹ giấu tên, ngoài việc cung cấp bằng chứng, bản báo cáo của Mỹ c̣n nhằm làm bẽ mặt chính phủ Nga bằng cách công bố chiến lược, kĩ thuật… của nước này.