Ấn Độ từng thất bại thảm hại trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962, do bắt nguồn từ nhiều chính sách sai lầm và thái độ chủ quan, yếu đuối của giới lănh đạo chính trị lẫn quân sự Ấn Độ tại thời điểm đó, khiến phải thua thảm trong cuộc chiến này, nay lại căng thẳng leo thang gay gắt biên giới giữa 2 con hổ châu Á trong hơn 1 tháng qua dấy lên quan ngại có thể chiến tranh.
Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Ấn năm 1962 diễn ra trong ṿng một tháng và kết thúc với thất bại chóng vánh của Ấn Độ. Giới học giả Ấn Độ thừa nhận, thất bại của nước này trong cuộc chiến tranh năm 1962 với Trung Quốc bắt nguồn từ nhiều chính sách sai lầm và thái độ chủ quan, yếu đuối của giới lănh đạo chính trị lẫn quân sự Ấn Độ tại thời điểm đó.
Dưới đây là những lư do Ấn Độ thua thảm trong cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962.
1. Xem nhẹ mối đe dọa từ Trung Quốc
Các chính trị gia Cánh tả và cả Bộ trưởng Quốc pḥng của Ấn Độ lúc đó là ông Krishna Menon bị cho là phải chịu tất cả trách nhiệm cho việc hạ thấp mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Ngay cả Tướng Thorat khi đó là Tư lệnh quân đội Ấn Độ, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Phương Đông từng đệ tŕnh một báo cáo cảnh báo về các ư định chiến tranh của giới lănh đạo Trung Quốc nhưng cũng bị giới lănh đạo nước này gạt bỏ. Nếu những cảnh báo của Tướng Thorat được xem xét kịp thời, Ấn Độ đă có thể tránh kết cục thất bại thảm hại cũng như hạn chế thương vong đáng kể trong cuộc chiến.
2. Bị tấn công bất ngờ, Ấn Độ không kịp ứng phó
Quân đội Trung Quốc đă lên kế hoạch tấn công kỹ lưỡng trên tất cả các mặt trận đồng thời bao vây quân đội Ấn Độ trong cái bẫy mà họ đă giăng ra trong khi giới lănh đạo Ấn Độ đang ngồi ở Delhi thảo luận về các chính sách không khuất phục. Ấn Độ bị tấn công đồng thời ở tất cả các khu vực của biên giới, cả ở phía tây và phía đông vào lúc 5h ngày 20.10.1962 (theo giờ Bắc Kinh). Bị tấn công bất ngờ, quân đội Ấn Độ đă không có sự chuẩn bị tốt để phản ứng kịp thời.
3. Giới lănh đạo quân đội nhu nhược, yếu kém
Theo các báo cáo hậu chiến tranh về những lư do dẫn đến sự thảm bại đáng xấu hổ của Ấn Độ trong tay Trung Quốc, giới lănh đạo quân đội nước này cũng bị quy trách nhiệm. Tham mưu trưởng và Tổng tham mưu trưởng quân đội Ấn Độ bị quy kết là "có tội" trong thất bại này. Họ bị cáo buộc là đă hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc trong một thời gian dài.
4. Sự khiêu khích của Ấn Độ
Các báo cáo hậu chiến tranh kết luận rằng, chính Ấn Độ đă khiêu khích quân đội Trung Quốc với những động thái công kích của họ mặc dù thực tế là Ấn Độ thời điểm đó thiếu sự chuẩn bị và không sẵn sàng cho bất cứ cuộc chiến nào. Khi Trung Quốc tạm thời bỏ rơi các kế hoạch Đài Loan vào thời điểm đó, nước này đă ra sức lấp đầy các lỗ hổng an ninh. Tuy nhiên, Ấn Độ không nhận thức được những sự phát triển này. Tia lửa chiến tranh được cho là đă bị thắp lên sau những tuyên bố khiêu khích từ Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru, chọc giận Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.
5. Không sử dụng lực lượng Không quân
Một điều gây khó hiểu đối với tất các chuyên gia quốc pḥng thời đó là tại sao Ấn Độ không sử dụng lực lượng Không quân (IAF) để chống lại Trung Quốc. Chức năng của Không quân Ấn Độ trong chiến tranh 1962 chỉ đơn giản là cung cấp lương thực, thực phẩm cho Lục quân Ấn Độ. Nếu thời điểm đó, Không quân Ấn Độ tham chiến, cục diện chiến tranh có thể thay đổi v́ thời điểm đó năng lực của IAF được đánh giá là mạnh hơn phía Trung Quốc.
6. Năng lực hậu cần yếu kém
Nhiều người tin rằng, quân đội Ấn Độ đă lâm vào t́nh trạng cạn lương thực và thậm chí đạn dược cũng thiếu thốn. Công tác hậu cần của Ấn Độ c̣n yếu và hiện trạng này bị duy tŕ trong một khoảng thời gian khá dài dẫn đến hậu quả là năng lực của quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới cũng suy giảm nghiêm trọng. V́ thế năng lực hậu cần cũng bị xem là lư do chính dẫn đến thất bại của quân đội Ấn Độ.
7. Sự nhu nhược của giới lănh đạo chính trị
Giới lănh đạo chính trị Ấn Độ thời điểm đó bị đánh giá là quá nhu nhược và yếu đuối. Thủ tướng Ấn Độ thời điểm đó là Jawaharlal Nehru bị cho là quá tin tưởng và phụ thuộc nhiều vào Bộ trưởng Quốc pḥng Krishna Menon. Trong khi đó, ông Menon lại luôn xem nhẹ và hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc.
8. Quân đội không được chuẩn bị sẵn sàng
Quân đội Ấn Độ luôn được đánh giá là một đội quân mạnh nhưng trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc năm 1962, họ không có được một chiến lược phù hợp, hiệu quả cũng như thiếu vũ khí tối tân, hiện đại. Điều này phần nào làm tổn hại đến tinh thần của các binh sĩ và tất yếu dẫn đến thất bại thảm hại của Ấn Độ trước Trung Quốc.