Những thông tin mới ch thấy người thân của những thủy thủ vẫn không mất hy vọng. Như vậy cuộc t́m kiếm tàu ngầm mất tích ở Argentina bước sang ngày thứ 12. Những người thân trong khi gia đ́nh các thuỷ thủ vẫn bám vào hy vọng mong manh về cơ hội sống sót cho người thân.
Đại diện Hải quân Argentina ngày 26/11 khẳng định tàu ARA San Juan vẫn trong điều kiện b́nh thường và đang tiến hành một nhiệm vụ tập huấn vào thời điểm mất tích. “Tàu ngầm đă được kiểm tra an toàn vào hai ngày trước khi nó ra khơi”, người phát ngôn Enrique Balbi nói.
Người dân Argentina cầu nguyện b́nh an cho hơn 40 thuỷ thủ trên tàu ngầm mất tích. Ảnh: Reuters.
Một số thông tin cho rằng tàu có thể đă bị nổ ở bên trong khi đang lặn, dựa trên các báo cáo về âm thanh tạo chấn động đột ngột dưới nước ở vị trí cuối cùng của tàu trước khi mất tín hiệu. Trong báo cáo gần nhất, thuỷ thủ trên tàu đă thông tin về một sự cố về điện.
Tàu ngầm ARA San Juan được cho là chỉ c̣n lượng khí oxy trong 7 ngày, trước khi nó mất tín hiệu liên lạc ở khoảng cách hơn 480 km ngoài bờ biển.
Cơ quan khí tượng Argentina ngày 26/11 dự báo điều kiện thời tiết khó khăn trong những ngày tới quanh khu vực t́m kiếm tàu ngầm, với gió giật mạnh 50 - 90 km/giờ tại tỉnh Chubut là nơi tàu khởi hành ra khơi.
Tuy nhiên, sau 12 ngày, gia đ́nh của 44 thuỷ thủ vẫn cố gắng tin tưởng về cơ hội sống sót của người thân. Họ hy vọng rằng tàu có thể đă trồi lên mặt nước vào một thời điểm nào đó để tiếp không khí.
Vị trí mất tích của tàu ngầm. Đồ hoạ: Cetusnews.
Ông Oscar Vallejos, cựu chuyên viên hải quân, tin rằng con trai ông là thủy thủ tên Celso vẫn an toàn và sẽ trở về. Gia đ́nh khẳng định sẽ không có chuyện con ông ra đi măi măi. “Chúng tôi vẫn hy vọng”, ông Vallejos nói bằng giọng chắc chắn và mạnh mẽ.
Một số người thân khác th́ tỏ ra không chắc chắn hơn. “Đó là t́nh trạng chung của chúng tôi hiện nay”, bà Maria Victoria Morales, mẹ của thuỷ thủ Luis Garcia trên tàu, nói.
Chiến dịch t́m kiếm với sự tham gia của nhiều nước, dưới sự chủ tŕ của Argentina, đang diễn ra ráo riết, huy động 30 tàu và hơn 4.000 chuyên viên từ 13 quốc gia như Brazil, Chile và Anh… Hải quân Mỹ đă triển khai nhiều thiết bị lặn không người lái để tham gia t́m cùng, trong khi Nga vừa điều một máy bay chở theo thiết bị lặn có thể đạt tới độ sâu 6.000 m dưới biển để phối hợp.