Mối quan hệ đồng minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc đang dần rạn nứt bởi các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên Triều Tiên có thể đă có đồng minh mới. Khi kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mông Cổ – Triều tiên năm 2017 đạt mức kỷ lục.
Theo Express, số liệu do Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho thấy, thương mại giữa Triều Tiên và Mông Cổ đạt 1,92 triệu USD trong năm ngoái, tăng 55% so với một năm trước (2016). Thuốc lá là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất mà Mông Cổ bán cho Triều Tiên, chiếm 92,2% trong tổng số lượng hàng xuất khẩu. Đây chính là nhân tố tác động lớn đến tăng trưởng ấn tượng thương mại hai nước trong năm qua. Mông Cổ bắt đầu xuất khẩu thuốc lá sang Triều Tiên từ năm 2016.
Trong khi đó, thuốc và các sản phẩm y tế là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ Triều Tiên sang Mông Cổ.
Số liệu thương mại giữa Triều Tiên và Mông Cổ được công bố trong bối cảnh ngày 5/1, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo siết chặt giao thương, cụ thể là giới hạn xuất khẩu dầu thô cùng nhiều sản phẩm khác với Triều Tiên, tuân thủ lệnh trừng phạt doLiên Hợp Quốc áp đặt. Lệnh trừng phạt mới của chính quyền Bắc Kinh có hiệu lực từ ngày 6/1/2018.
Bắc Kinh đă hạn chế xuất khẩu sắt, thép và các kim loại khác, cũng như máy móc công nghiệp, phương tiện vận tải sang Triều Tiên.
Báo cáo thống kê tháng 11/2017 của Trung Quốc cho thấy nước này không xuất khẩu một giọt dầu nào sang Triều Tiên, đồng thời không nhập khẩu than, khoáng sản từ B́nh Nhưỡng. Động thái này được giới chuyên gia đánh giá c̣n mạnh hơn lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, báo cáo của Hàn Quốc sử dụng h́nh ảnh vệ tinh tố cáo tàu Trung Quốc vẫn lén lút bán dầu cho Triều Tiên ở giữa biển.
Trung Quốc, đồng minh, đối tác kinh tế lớn nhất của Triều Tiên nhấn mạnh sẽ hạn chế xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu. Một số hàng hóa xuất khẩu của Triều Tiên sang Trung Quốc cũng sẽ bị hạn chế, bao gồm thiết bị, ngũ cốc, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Hàng loạt nhà hàng Triều Tiên tại Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa khi 12/1 là hạn chót mà chính quyền Bắc Kinh đă đặt ra sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt vào ngày 12/9/2017 về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
“Các doanh nghiệp, thậm chí là nhà hàng hoạt động trên lănh thổ Trung Quốc sẽ phải đóng cửa trong ṿng 120 ngày sau nghị quyết kể trên. Các nhà hàng Triều Tiên tập trung nhiều tại 3 tỉnh đông bắc gồm Cát Lâm, Liêu Ninh và Hắc Long Giang. Với lập trường cứng rắn của Bắc Kinh, phần lớn chúng sẽ phải đóng cửa, đồng thời áp lực cũng gia tăng trong việc gia hạn thị thực cho công nhân Triều Tiên”, một nguồn tin cho hay.
Hàng loạt nhà hàng Triều Tiên ở Trung Quốc và các nước khác được coi là nguồn thu ngoại tệ chính cho chính quyền của nhà lănh đạo Kim Jong Un. Mặc dù con số không được kiểm đếm chính xác, nhưng ước tính có khoảng 100 nhà hàng đang hoạt động trên khắp Trung Quốc
Căng thẳng tại khu vực tiếp tục leo thang khi Triều Tiên liên tiếp phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa và phát triển chương tŕnh vũ khí hạt nhân.
Tuần trước, Hội đồng Bảo an LHQ đă đưa ra lệnh trừng phạt Triều Tiên nhằm đáp trả chương tŕnh tên lửa hạt nhân của B́nh Nhưỡng. Nghị quyết mới cấm gần 90% các sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu sang Triều Tiên bằng việc đặt ra một mức trần 500.000 thùng/năm, đồng thời yêu cầu cho hồi hương các lao động Triều Tiên ở nước ngoài trong ṿng 12 tháng.