Đứng trước sức ép từ các nước châu Âu cũng như các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về những vấn đề liên quan cuộc xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin, TT Mỹ Donald Trump sẽ phải lên một kế hoạch ḥa b́nh cho Trung Đông với không ít thách thức để đưa ra các phương thức xử lư phù hợp.
Xung đột giữa lực lượng an ninh I-xra-en và người Pa-le-xtin ở dải Ga-da. Ảnh VOX
Tám nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) gồm Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Anh, Bỉ, Đức, I-ta-li-a từng ra tuyên bố chung cảnh báo Mỹ trước thời điểm chính quyền Tổng thống Đ.Trăm công bố kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông nhằm giải quyết xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Các nước EU nhấn mạnh, bất kỳ kế hoạch ḥa b́nh nào mà không cân nhắc đến “các vấn đề đă được quốc tế đồng thuận”, nhất là giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 với Giê-ru-xa-lem là thủ đô của hai nhà nước, sẽ có nguy cơ thất bại và bị lên án. EU khẳng định lại việc duy tŕ cam kết mạnh mẽ đối với các vấn đề đă được quốc tế đồng thuận cho một nền ḥa b́nh bền vững và lâu dài tại Trung Đông dựa trên pháp luật quốc tế, các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc và các thỏa thuận trước đây.
Thực tế, Mỹ đă xây dựng kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông trong hơn hai năm qua do con rể Tổng thống Đ.Trăm, ông G.Cu-snơ và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông, ông G.Grin-blát, chủ tŕ. Kế hoạch này đă phải tŕ hoăn công bố một số lần do các nguyên nhân khác nhau. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc N.Ha-lây cho biết, kế hoạch này bao gồm nhiều nội dung cụ thể hơn và thừa nhận t́nh thế tại Trung Đông đă thay đổi theo nhiều xu hướng mạnh mẽ. Tuy vậy, Pa-le-xtin tỏ ra nghi ngờ kế hoạch của Mỹ và cáo buộc chính quyền Tổng thống Đ.Trăm đứng về phía I-xra-en trong các vấn đề cốt lơi của cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua.
Pa-le-xtin hiện từ chối tham gia vào nỗ lực trung gian của Oa-sinh-tơn.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc nhận định, cách tiếp cận của Mỹ đă phá hỏng nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề Trung Đông, đồng thời kêu gọi Oa-sinh-tơn thay đổi. Nga cho rằng, các động thái của Mỹ, như công nhận Giê-ru-xa-lem là thủ đô của I-xra-en, đóng cửa văn pḥng đại diện Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin ở thủ đô Oa-sinh-tơn, cắt kinh phí cấp cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Pa-le-xtin (UNRWA), ngừng viện trợ cho hai bệnh viện ở Đông Giê-ru-xa-lem… đă gây tổn hại tới những nỗ lực t́m kiếm một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột I-xra-en - Pa-le-xtin.
Căng thẳng gia tăng gần đây giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đă khiến nhiều người chết và bị thương, đẩy dải Ga-da của Pa-le-xtin vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Pa-le-xtin cáo buộc I-xra-en phá hoại giải pháp hai nhà nước bằng cách liên tiếp mở rộng các khu định cư trên các vùng lănh thổ chiếm đóng của Pa-le-xtin. Đây cũng là một trong những vấn đề gai góc nhất gây cản trở ḥa đàm giữa hai bên kể từ năm 2014. Trước những hồi chuông cảnh báo về bạo lực nghiêm trọng ở Ga-da đă được phát đi từ vùng đất khói lửa Trung Đông, Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh Trung Đông. Đại hội đồng Liên hợp quốc đă thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi chấm dứt sự chiếm đóng của I-xra-en trên lănh thổ của người Pa-le-xtin và khẳng định lại sự ủng hộ giải pháp hai nhà nước.
Nga cũng kêu gọi nối lại hợp tác quốc tế trong khuôn khổ nhóm “Bộ tứ” Trung Đông (gồm Liên hợp quốc, Nga, Mỹ, EU), nhằm tổ chức đối thoại trực tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, khi Mỹ có những động thái ủng hộ đồng minh I-xra-en và bị Pa-le-xtin phản đối, nỗ lực tháo gỡ bế tắc cho tiến tŕnh ḥa b́nh Trung Đông c̣n đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.
VietBF © sưu tầm