Không chỉ bảo vệ sức khỏe cho TT Mỹ mỗi chuyến công du nước ngoài, các nhân viên y tế trong đoàn tháp tùng c̣n được sắp xếp ở vị trí có thể sống sót nếu xe của tổng thống Mỹ bị đánh bom.
Tổng thống Mỹ Trump tại Washington tháng 6/2018. Ảnh: AFP.
Trong các chuyến công du nước ngoài, tổng thống Mỹ thường có hai đội y tế trong đoàn tháp tùng. Một đội bay cùng tổng thống vào ngày đến thăm, c̣n một đội nằm trong đoàn tiền trạm đến nước bạn từ trước để thiết lập các thiết bị và hệ thống y tế cần thiết. Với cách này, tổng thống Mỹ sẽ luôn có một đội bác sĩ và y tá đă được nghỉ ngơi và sẵn sàng làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào, theo LA Times.
Những người này thuộc Đơn vị Y tế Nhà Trắng (WHMU), một bộ phận của Văn pḥng Quân sự Nhà Trắng, chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho tổng thống, phó tổng thống và các quan chức đến thăm. Giám đốc của đơn vị được gọi là "bác sĩ của tổng thống" hay là "bác sĩ Nhà Trắng". Người đang giữ vị trí này là sĩ quan hải quân Sean Conley.
Để chuẩn bị cho chuyến công du nước ngoài của tổng thống, các nhân viên WHMU sẽ khảo sát trước thành phố tổng thống đến thăm và môi trường xung quanh, đánh giá các cơ sở y tế và gặp gỡ các bác sĩ nước chủ nhà. "Trong khi mật vụ rà soát, t́m kiếm bom đạn th́ chúng tôi kiểm tra xem liệu có những con bọ không và xem xét điều kiện môi trường", bác sĩ Connie Mariano, từng chăm sóc sức khỏe cho các cựu tổng thống Bill Clinton và George Bush, viết.
Chuyên cơ Air Force One của tổng thống Mỹ có các thiết bị y tế để được biến thành pḥng phẫu thuật nếu cần, trong đó có các loại thuốc và máu dự trữ cho tổng thống và đệ nhất phu nhân.
Năm 1994, khi ông Bill Clinton lên kế hoạch cho một chuyến đi nước ngoài, bác sĩ Mariano cho biết đại tá Bob Ramsey, chuyên gia huyết học, đă gửi cho các bác sĩ tại bệnh viện nước chủ nhà nhóm máu sai - lỗi y tế có khả năng gây tử vong. Ramsey sau đó bị sa thải.
Tất cả bác sĩ của Nhà Trắng đều là sĩ quan quân y từng được huấn luyện chiến đấu. Họ cũng trải qua thêm một năm huấn luyện khi gia nhập đơn vị y tế của Nhà Trắng.
Các bác sĩ coi vai tṛ của họ giống như mật vụ trong việc "đảm bảo chính quyền luôn được điều hành", bảo vệ lănh đạo đất nước không chỉ trước nguy cơ ám sát mà c̣n các căn bệnh như đau tim, ung thư, theo Rob Darling, từng là bác sĩ cho cựu tổng thống Clinton.
Khi đi cùng đoàn xe của tổng thống, các bác sĩ và y tá được sắp xếp vị trí ở ngay bên ngoài "vùng chết" - tức là càng gần tổng thống càng tốt nhưng phải đủ xa để có khả năng sống sót khi bị bắn trúng do đạn lạc hay xe limousine chở tổng thống bị đánh bom.
Các nhân viên y tế thường mặc quần áo dân sự, v́ những người mặc quân phục thường là mục tiêu dễ bị tấn công hơn. "Bạn phải đảm bảo khả năng sống sót để cứu chữa cho tổng thống trong bất cứ hoàn cảnh nào", bà Mariano nói.