Các sinh viên y khoa mới phát hiện ra rằng tất cả các cơ quan nội tạng của cụ bà Rose Marie Bentley, 99 tuổi, có năm người con và giúp chồng điều hành một cửa hàng thức ăn chăn nuôi, khi bà qua đời hiến tặng, khiến hầu hết các cơ quan quan trọng trong cơ thể của bà bị đảo ngược cùng với một loạt những bất thường kỳ lạ khác.
Bà Rose Marie Bentley. (Ảnh: gia đ́nh bà Bentley cung cấp)
Vào một ngày đầu xuân năm 2018, sinh viên y khoa 26 tuổi Warren Nielsen và 4 người bạn cùng lớp đang chuẩn bị giải phẫu một thi thể trong pḥng thí nghiệm tại Đại học khoa học và sức khỏe Oregon ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon, Mỹ. Thi thể là của người hiến xác cho khoa học, bà Rose Marie Bentley, thọ 99 tuổi.
Và các sinh viên cùng giáo sư của họ đă vô cùng bất ngờ khi phát hiện ra cơ thể của bà Bentley đặc biệt đến nỗi bà xứng đáng xếp vào vị trí độc nhất trong các tài liệu y học và sách lịch sử. Hầu hết các cơ quan quan trọng trong cơ thể của bà bị đảo ngược cùng với một loạt những bất thường kỳ lạ khác.
“Tôi nghĩ rằng tỷ lệ t́m thấy một người nào đó giống như bà ấy có thể là 1/50 triệu người”, giáo sư Cameron Walker, giảng viên của lớp giải phẫu lâm sàng tại Đại học khoa học và sức khỏe Oregon cho biết.
“Thay v́ có một cái bụng bên trái như b́nh thường, dạ dày của bà ấy ở bên phải. Gan của bà ấy, người b́nh thường gan nằm bên phải, gan của bà nằm bên trái. Lá lách của bà ấy ở bên phải thay v́ b́nh thường là ở bên trái”, ông Walker cho biết.
Theo ông Walker, t́nh trạng ‘đảo ngược phủ tạng’ thường xảy ra ở 1 trong số 22.000 trẻ sơ sinh và những người mắc t́nh trạng này thường bị bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Do các khuyết tật về tim, chỉ có 5% đến 13% trẻ sống qua 5 tuổi. Một cậu bé 13 tuổi và một người 73 tuổi là những người sống có thời gian lâu được ghi nhận khi mắc t́nh trạng này. Nhưng bà Bentley là một người dị thường, một trong số ít người sinh ra với t́nh trạng không bị khuyết tật tim.
“Đó gần như chắc chắn là yếu tố đóng góp nhiều nhất cho cuộc sống lâu dài của bà ấy”, ông Walker nói.
Và điều đó, cùng với tất cả những bất thường hiếm gặp trong cơ thể bà là điều khiến Bentley trở thành 1 trong 50 triệu người có thể mắc t́nh trạng này.
H́nh ảnh bà Rose Marie Bentley khi c̣n trẻ. (Ảnh: gia đ́nh bà Bentley cung cấp)
Bà Bentley sinh năm 1918 tại Waldport, một thị trấn nhỏ bên bờ biển của tiểu bang Oregon. Con lớn nhất của bà Bentley, bà Patti Helmig, hiện 78 tuổi nói rằng mẹ bà từng làm một y tá “t́nh nguyện trong thế chiến II cho một trong những quân đoàn y tá”.
“Và mẹ tôi từng rất hồi hộp khi có người t́m đến bà để thực hiện một nghiên cứu về những người sống sót sau bệnh đậu mùa, mà mẹ tôi đă bị khi c̣n nhỏ”, bà Helmig kể.
Người con thứ 3 của bà Bentley, Ginger Robbins, 76 tuổi nói: “chúng tôi không có lư do để tin rằng có bất cứ điều ǵ bất thường ở mẹ. Mẹ tôi luôn khỏe mạnh. Mẹ luôn làm ǵ đó, đưa chúng tôi đi câu cá, bơi lội. Mẹ là một vận động viên bơi lội tuyệt vời”.
Bà Louise Allee, 66 tuổi, con thứ 4 của bà Bentley cho biết: “bác sĩ phẫu thuật từng lưu ư rằng ruột thừa của mẹ không ở vị trí b́nh thường khi họ cắt bỏ nó… nhưng không bác sĩ nào nói về những điều bất thường khi họ cắt bỏ túi mật và cắt bỏ tử cung của mẹ”.
Theo bà Allee, quyết định hiến xác cho khoa học của mẹ bà bắt đầu từ ba bà là ông Jim Bentley.
“Có một bài thơ mà cha tôi đă đọc được, và đó là khởi nguồn cho ư tưởng hiến xác… Một câu trong bài thơ là ‘hăy đưa mắt cho một người đàn ông chưa bao giờ nh́n thấy mặt trời mọc’ và những câu tương tự. Cha tôi đă đưa cho chúng tôi đọc bài thơ. Bài thơ thực sự quan trọng đối với cha mẹ tôi”, bà Allee nói.
Ông Jim Bentley đă hiến xác khi ông qua đời v́ viêm phổi hơn một chục năm trước khi bà Bentley qua đời, và cả 3 cô con gái của ông bà đều lên kế hoạch hiến xác cho nghiên cứu.
“Cha tôi chắc sẽ rất vui khi người ta có thể dạy cho sinh viên y khoa một cái ǵ đó rất khác biệt về cơ thể người nhờ cơ thể của mẹ”, bà Allee nói.
“Mẹ tôi sẽ chỉ nghĩ nó thật buồn cười [khi biết rằng cơ thể bà đặc biệt đến vậy]”, người con thứ 3, Robbins nói.
Bà Allee đồng ư: “Mẹ sẽ nở một nụ cười thật tươi trên khuôn mặt”.