Mới đây Malaysia đă chính thức lên tiếng về việc sẽ trả lại cho các nước đă xả rác vào đất nước này. Theo đó hàng ngàn tấn rác sẽ được gửi trả cho Mỹ, Anh, Canada và Úc...Dưới đây là những thông tin cụ thể. Chính phủ Malaysia sẽ gửi trả lại khoảng 3 ngàn tấn rác nhựa không thể tái chế cho các quốc gia như Mỹ, Anh, Canada và Úc, để tránh trở thành băi rác của các nước giàu có, theo lời Bộ Trưởng Môi Trường Malaysia, bà Yeo Bee Yin, hôm Thứ Ba, 28 Tháng Năm.
Bà Yeo nói rằng Malaysia và nhiều quốc gia đang phát triển đang trở thành địa điểm đổ rác nhựa sau khi Trung Quốc ra lệnh cấm nhập cảng rác loại này hồi năm ngoái.Tuần qua, Philippines nói sẽ gửi trả lại hàng chục container rác mà các giới chức quốc gia này cáo buộc là đă được đưa đến bất hợp pháp từ Canada trong năm 2013 và 2014.Bà Yeo nói có khoảng 60 container chứa đầy rác bị nhiễm độc và được đưa lén vào Malaysia, đang trên đường đến những nơi tái chế bất hợp pháp th́ bị chặn bắt và sẽ gửi trả về quốc gia gốc.
Theo Bộ Trưởng Yeo th́ có 10 container sẽ được gửi trả trong hai tuần tới.
Trong số các container được gửi trả có cả từ Trung Quốc. Bà Yeo nói khi xem xét th́ thấy rằng rác từ Trung Quốc thật ra là từ Pháp và các quốc gia khác được chuyển tới Malaysia sau khi Bắc Kinh ra lệnh cấm.
Bộ Trưởng Yeo nói rằng chỉ trong một trường hợp, một công ty tái chế rác ở Anh đă xuất cảng hơn 50,000 tấn rác thải nhựa trong khoảng 1,000 container sang Malaysia chỉ trong hai năm qua.
“Đây có thể chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m v́ có việc Trung Quốc cấm rác thải nhựa,” bà Yeo tuyên bố trong một cuộc họp báo.
“Malaysia sẽ không trở thành băi rác của thế giới… Chúng tôi sẽ chống lại việc này. Dù rằng chúng tôi chỉ là một nước nhỏ, chúng tôi sẽ không để bị các quốc gia phát triển bắt nạt,” bà Yeo nói.
Chính phủ Malaysia đă ra lệnh đóng cửa nhiều xưởng tái chế plastic bất hợp pháp, vốn đă mọc lên như nấm khắp Malaysia trong thời gian gần đây. Con số các xưởng bị đóng cửa từ Tháng Bảy năm ngoái tới nay là 150. Hồi đầu tháng này, chính phủ Malaysia đă gửi trả Tây Ban Nha 5 container rác thải.
Theo Bộ Trưởng Yeo, việc Trung Quốc cấm rác thải nhựa đă “mở mắt cho cả thế giới rằng chúng ta có vấn đề lớn lao về rác và tái chế.”
Tại cảng Klang, bà Yeo nói công dân các quốc gia giàu có vẫn chăm chỉ chọn lọc rác của họ để tái chế, nhưng phần rác không thể tái chế cuối cùng sẽ được đưa đến đổ vào ở các quốc gia đang phát triển và được tái chế bất hợp pháp, gây nguy hiểm môi trường và sức khỏe.
“Chúng tôi kêu gọi các quốc gia phát triển hăy xem lại việc điều hành rác thải nhựa và ngưng việc chở rác đến các quốc gia đang phát triển,” theo bà Yeo, và bà cũng gọi đây là hành động “không công bằng và cũng không văn minh.”
|