Đúng là giờ đã hành Trung Quốc đây. Vũ khí Trung Quốc biến thành "đống sắt vụn" chỉ sau 3 tháng ở Biển Đông? Đó là thời tiết khắc nghiệt đă nhanh chóng bào ṃn và phá hủy các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng được Trung Quốc xây dựng và triển khai trái phép ra các đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Để giảm bớt tác động của thời tiết khắc nghiệt, các chuyên gia Trung Quốc đang nghiên cứu một chất phủ mới nhằm kéo dài thời gian hoạt động của các hệ thống vũ khí và cơ sở hạ tầng ở Biển Đông.
“Một khẩu pháo đă bị rỉ sét và không thể hoạt động chỉ sau 3 tháng được triển khai ra đảo nhân tạo ở Biển Đông”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời một nhà nghiên cứu Trung Quốc giấu tên.
Điều đáng nói, không chỉ các loại vũ khí mà ngay cả radar, hệ thống phóng tên lửa, cầu cảng, ṭa nhà sân bay và đường băng, đường ống dẫn nằm trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc cũng nhanh chóng bị phá hủy v́ yếu tố thời tiết.
Do đó, quân đội Trung Quốc có ư định đưa lớp phủ graphene lên các khí tài kim loại. Lớp phủ này thực chất là một ứng dụng dân sự được các nhà khoa học Anh phát triển từ năm 2004 với độ dày chỉ bằng một nguyên tử nhưng độ cứng lại gấp 100 lần thép.
C̣n theo ông Hu Qigao, Giáo sư Học viện Công nghệ Quốc pḥng Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang phải "trả giá đắt" v́ xây dựng ồ ạt các công tŕnh nhân tạo trái phép ở Biển Đông trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015.
"Trung Quốc không nghiên cứu đầy đủ các yếu tố môi trường tự nhiên ở Biển Đông cũng như tác động của chúng đối với cấu trúc kỹ thuật trên các đảo đá. Việc thiết kế và xây dựng các dự án đảo đá được tiến hành theo lịch tŕnh g̣ bó và không có được những đánh giá khoa học sâu sát và dài hạn", ông Hu chia sẻ trên tờ Defence Technology Review.
Theo ông Hu, những tác động từ thời tiết ở Biển Đông bao gồm nhiệt độ, độ ẩm cao, sương mù, nồng độ muối trong không khí và bức xạ nhiệt lớn.
"Tốc độ hủy hoại thiết bị quân sự và các cấu trúc ở Biển Đông khiến quân đội Trung Quốc "thực sự bị sốc", ông Hu nhấn mạnh.
"Các cấu trúc bê tông bắt đầu bị tan ra sau chưa đầy 3 năm trong khi những thiết bị bằng kim loại không thể hoạt động v́ bị gỉ sét trong khoảng thời gian chưa tới 1 năm", ông Hu nói thêm.
Cũng theo ông Hu, t́nh trạng ăn ṃn không chỉ tác động nghiêm trọng đến các cấu trúc kỹ thuật và cơ sở hạ tầng trái phép của Trung Quốc mà c̣n khiến Bắc Kinh tốn rất nhiều tiền để sửa chữa và vận hành.
Dù quân đội Trung Quốc không công khai về số tiền phải chi để bảo dưỡng vũ khí nhưng trong một nghiên cứu được công bố bởi Viện Khoa học Trung Quốc vào năm 2017, t́nh trạng ăn ṃn nói chung đă khiến Bắc Kinh chi hơn 300 tỷ USD vào năm 2014.
Nói cách khác, rỉ sét chính là "cơn ác mộng" đối với bất cứ đội quân nào trên thế giới. Trong một bản báo cáo hồi năm ngoái của Lầu Năm Góc, để đối phó với t́nh trạng hao ṃn v́ yếu tố thời tiết lên các chiến đấu cơ, tàu thuyền, tên lửa và vũ khí hạt nhân, Mỹ đă phải chi số tiền lên tới 21 tỷ USD mỗi năm.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị thương mại lên tới 5 ngàn tỷ USD mỗi năm. Thậm chí, để hiện thực hóa những tuyên bố chủ quyền phi lư, Trung Quốc đă cho tăng cường cải tạo, xây dựng hàng loạt ḥn đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Bắc Kinh c̣n tiến hành quân sự hóa Biển Đông bằng cách triển khai vũ khí ra một số đảo nhân tạo.
Trong khi đó, Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các lợi ích chính đáng của mọi quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, đóng góp vào ḥa b́nh, ổn định của khu vực'.
Về phía Hoa Kỳ, Washington thường xuyên lên án những hành động phi lư của Bắc Kinh ở Biển Đông và thường xuyên điều tàu thực hiện tuyên bố về tự do hàng hải. Hoa Kỳ cho rằng hành động của quân đội Trung Quốc đă 'làm xáo trộn' t́nh h́nh và trái với cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa trong khu vực.