Chris Hughes đă rời bỏ công ty từ năm 2007, bán toàn bộ cổ phần trị giá 500 triệu USD và gơ cửa nhiều nơi đề nghị ngăn chặn sự bành trướng của mạng xă hội này.
Theo Washington Post, trong vài tuần gần đây, Chris Hughes, người cùng với Mark Zuckerberg lập ra Facebook từ năm 2004, đă gặp gỡ hàng chục nhà quản lư tại Bộ Tư pháp Mỹ, Ủy ban Thương mại liên bang và các cơ quan khác nhằm cảnh báo về việc Facebook đang tập trung quá nhiều quyền lực. Thậm chí ông c̣n nêu vấn đề này với nhân viên của Tổng chưởng lư New York.
Tại các cuộc gặp đó, Chris Hughes và cộng sự đă tŕnh bày báo cáo dài 39 slide, chỉ ra những vi phạm của mạng xă hội lớn nhất hành tinh đối với luật chống độc quyền.
Chris Hughes (phải) và Mark Zuckerberg ở cùng pḥng trong kư túc xá của Đại học Harvard. Cả hai cùng với một số người bạn khác đă chung tay tạo ra Facebook. Ảnh: Getty Images.
Báo cáo cho rằng độc quyền đă mang lại sự giàu có, quyền lực cùng với số người dùng khổng lồ cho Facebook. Việc mạng xă hội này mua lại các đối thủ đă bóp nghẹt khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại tập đoàn do Mark Zuckerberg điều hành có tổng cộng 2,7 tỷ người dùng hoạt động thường xuyên hàng tháng trên các nền tảng Facebook, Instagram và WhatsApp.
Chris Hughes, người cùng với Mark Zuckerberg đặt những viên gạch đầu tiên cho đế chế mạng xă hội lớn nhất hành tinh từ kư túc xá Đại học Harvard, đă trở thành nhân vật chống đối Facebook mạnh mẽ. Với tư cách đồng sáng lập, ông tin rằng ḿnh đă góp phần tạo ra một mối nguy cho xă hội.
Trước Hughes, nhiều "người cũ" của Facebook như cựu Chủ tịch điều hành Sean Parker, nhà đầu tư Robert McNamee và các cựu giám đốc cấp cao khác đă bày tỏ thái độ thù địch với Facebook cũng như sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào chức vụ Chủ tịch kiêm CEO của Mark Zuckerberg.
Hồi tháng 5, Chris Hughes đăng một thư ngỏ trên New York Times đ̣i chia nhỏ Facebook để tạo ra sự cạnh tranh công bằng trên thị trường và tránh việc tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một cá nhân.
Đáp lại, phó Chủ tịch phụ trách Truyền thông và các vấn đề toàn cầu của Facebook Nick Clegg cho rằng điều này không cần thiết. "Vấn đề không phải nằm ở quy mô của Facebook mà là quyền, lợi ích của người dùng và trách nhiệm của chúng tôi đối với chính phủ và các bên liên quan", Nick Clegg viết trong thư ngỏ phản hồi.
Để củng cố cho quan điểm của ḿnh, Chris Hughes liên lạc với 2 học giả nổi tiếng trong lĩnh vực chống độc quyền là Scott Hemphill của Trường Luật Đại học New York và Tim Wu của Trường Luật Columbia. Cả hai đă tổng hợp những luận điểm phơi bày sai phạm của Facebook trong báo cáo 39 slide. Trọng tâm là thương vụ thâu tóm Instagram và WhatsApp.
Mark Zuckerberg bị cáo buộc thâu tóm quyền lực khi nắm trong tay 2,7 tỷ người dùng. Ảnh: The Independent.
Khi bắt tay vào điều tra cáo buộc độc quyền đối với Facebook, các thành viên Hạ viện Mỹ rất xem trọng quan điểm của Chris Hughes v́ ông từng là người trong cuộc.
Hughes và nhóm của ḿnh cho rằng Facebook đă vi phạm Đạo luật Sherman, luật chống độc quyền được quốc hội Mỹ thông qua từ năm 1890, thời điểm hàng loạt tập đoàn dầu mỏ và đường sắt khổng lồ làm lũng đoạn thị trường nước này.
Sherman và các quy định sau đó cấm một công ty mua lại doanh nghiệp khác với mục đích chính là loại bỏ đối thủ hiện hữu hoặc có thể trở thành đối thủ. Facebook đă làm điều này khi thâu tóm Instagram (2012) và WhatsApp (2014).
Ở thời điểm 7 năm trước, Instagram vẫn chỉ là một ứng dụng có thị phần khiêm tốn nhưng Zuckerberg đă nh́n thấy tiềm năng to lớn trên thiết bị di động, đồng thời là sự bổ sung cần thiết trong khi Facebook tỏ ra kém hấp dẫn khi chuyển từ máy tính để bàn lên điện thoại.
Sau nhiều năm hứa hẹn bảo đảm sự phát triển độc lập của Instagram và WhatsApp, ngày càng xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Facebook muốn hai thành viên này có những đặc điểm tương đồng với mạng xă hội lớn nhất hành tinh.
Vào tháng 1, New York Times đưa tin Mark Zuckerberg lên kế hoạch liên thông các ứng dụng thuộc quyền quản lư của ḿnh, một bước đi rất gần đến việc sáp nhập Facebook, Instagram và WhatsApp thành một nền tảng duy nhất.
VietBF © sưu tầm