Trung Quốc muốn nối lại kế hoạch xây đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD trên sông Irrawaddy nhưng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ người dân địa phương v́ dự án có thể "bức tử" ḍng sông này.
Jar Lie, người phải sơ tán do kế hoạch xây đập Myitsone. Ảnh: BBC.
"Tôi vẫn luôn bật khóc mỗi khi nói về con đập", Jar Lie, một nông dân buộc phải từ bỏ nhà cửa, ruộng vườn để chuyển tới ngôi làng tái định cư do kế hoạch xây dựng đập Myitsone, cho biết.
8 năm trước, Jar Lie bỏ lại khu đất nông nghiệp rộng 40 hecta và chuyển đến một ngôi làng tái định cư ở Aung Myin Tha, cách nhà cũ khoảng 9 km. Mảnh đất của bà bị ngập hoàn toàn do hồ chứa lớn được xây dựng để phục vụ kế hoạch xây đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD tại sông Irrawaddy. Ngôi làng Jar Lie chuyển đến có bệnh viện, trường học và những con đường nhựa được xây dựng bởi nhà thầu thi công con đập, Tập đoàn Đầu tư Điện lực Bắc Kinh (SPIC).
"Trước kia chúng tôi có thể tự cung tự cấp, không cần phải mua bán bất cứ thứ ǵ. Tuy nhiên ở đây không có đất, chúng tôi không thể làm ǵ, cũng chẳng biết cách kiếm tiền. Cuộc sống ở đây khiến tôi mệt mỏi", Jar Lie cho biết, nói thêm rằng cuộc sống không có đất canh tác rất khó khăn với nông dân.
Myitsone là công tŕnh lớn nhất trong 7 đập thủy điện được SPIC cam kết xây dựng trong khu vực, với lời hứa cung cấp cho quốc gia đang phát triển thần tốc như Myanmar nguồn điện năng cần thiết. Người ta ước tính rằng đập thủy điện này sẽ tạo ra lượng điện nhiều hơn tổng điện năng Myanmar đang sản xuất.
Bản hợp đồng trị giá 3,6 tỷ USD mà SPIC kư với chính quyền quân đội cũ chưa từng được công bố, nhưng vào tháng 5, cựu lănh đạo Công ty Điện lực nhà nước Myanmar U Maw Thar Htwe tiết lộ phần "gây sốc" nhất của thỏa thuận, rằng 90% lượng điện do con đập tạo ra sẽ được đưa trở lại Trung Quốc. U Maw Thar Htwe cho biết chính phủ sẽ nhận được 10% cổ phần nhưng chỉ thu được lợi tức sau khoảng 20 năm khi đập bắt đầu hoạt động.
Bản vẽ dự án xây dựng đập Myitsone bị treo từ năm 2011. Ảnh: Facebook
Ngay từ khi kế hoạch xây đập Myitsone được công bố, đă có rất nhiều nghi ngờ về việc ai được hưởng lợi từ dự án này. Con sông Irrawaddy dài nhất Myanmar luôn được xem như huyết mạch của đất nước và khu vực Myitsone chính là quê hương của người Kachin. Việc xây dựng đập ở khu vực này sẽ buộc thêm hàng ngh́n người dân phải sơ tán do các chuyên gia môi trường cho rằng nó có thể làm ngập một khu vực có diện tích rộng bằng Singapore.
"Chúng ta sẽ mất khu vực đầu nguồn quan trọng và làm ngập một số khu rừng ở hạ lưu, trong đó có các khu rừng rậm đa dạng sinh học. Con đập sẽ có tác động rất lớn tới khu vực hạ lưu, thay đổi con nước của ḍng sông và ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người. Nó có thể sẽ giết chết ḍng sông Irrawaddy ", tiến sĩ Myint Zaw, chuyên gia môi trường của Myanmar, cảnh báo.
Năm 2011, các cuộc biểu t́nh chống dự án xây đập Myitsone đă nổ ra khắp Myanmar. Trước sức ép mạnh mẽ của người dân, chính quyền buộc phải nhượng bộ và dừng dự án. Từ đó tới nay, không công tŕnh nào được xây dựng quanh con đập.
Sau 8 năm yên ắng, Trung Quốc gần đây đang t́m cách tái khởi động dự án xây đập trên ḍng sông lớn nhất Myanmar bằng việc thuyết phục người dân địa phương và các quan chức chính phủ.
Tháng 12 năm ngoái, trong chuyến thăm Kachin, Đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Hong Liang khẳng định dự án Myitsone có ư nghĩa quan trọng đối với cả Trung Quốc và Myanmar, việc tŕ hoăn dự án sẽ cản trở mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Hồi tháng 6, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đă cố gắng trấn an các nhà lập pháp bang Kachin về tác động môi trường của con đập, trong khi SPIC khẳng định mục đích xây đập nhằm "cung cấp nguồn điện sạch, hiệu quả và bền vững cho sự phát triển của Myanmar".
Khi c̣n là nhà hoạt động đối lập, bà Aung San Suu Kyi đă lên tiếng chống lại việc xây dựng đập Myitsone, song bà thay đổi quan điểm kể từ khi giành chiến thắng sau cuộc bầu cử năm 2015. Bà Suu Kyi nói rằng các thỏa thuận được thực hiện dưới thời chính phủ quân sự cũ nên được tôn trọng.
"Chúng ta cần phải giữ lời hứa v́ vị thế của đất nước và niềm tin của thế giới. Chúng ta không thể tự ư làm những điều chúng ta muốn đối với các dự án có từ trước khi chúng ta lên nắm quyền. Nếu hành xử như vậy, chúng ta sẽ mất tín nhiệm và một khi thế giới không muốn hợp tác nữa, đất nước chúng ta sẽ chịu tác động lớn", bà Suu Kyi đưa ra b́nh luận hiếm hoi về việc xây đập Myitsone hồi đầu năm.
Cuối tháng 4, khi bà Suu Kyi đang tham dự một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh về đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, hàng ngh́n người Myanmar xuống đường để yêu cầu hủy bỏ dự án xây đập.
"Nhiều người phản đối con đập, nhưng vai tṛ của Trung Quốc tại Myanmar rất lớn, v́ vậy họ cần xem xét tất cả các yếu tố này. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất Myanmar, nếu không có sự đầu tư của họ, liệu có thể tiếp tục được hay không", nhà phân tích Khun Htoi, người nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc - Myanmar, cho biết nếu chính phủ hủy bỏ hoàn toàn dự án, họ có thể phải bồi thường 800 triệu USD Trung Quốc đă đầu tư trước đó.
Đối với người dân Kachin, họ quan tâm việc Irrawaddy được tự do xuôi theo ḍng chảy hơn là vấn đề kinh tế.
"Hăy nh́n nơi tuyệt đẹp này, ḍng sông, những cánh rừng và những ngọn núi. Nếu dự án xây đập được thông qua, chúng ta sẽ không thấy cảnh quan này nữa. Chúng tôi muốn dừng việc xây dựng, hăy để ḍng sông Irrawaddy tự do chảy măi măi. Chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ nó", Lu Ra, một ca sĩ địa phương, chia sẻ.
VietBF © sưu tầm