Những vấn đề đốt nóng G7 tại Pháp không thể không kể tới cháy rừng Amazon. Tuy nhiên vấn đề Iran và thương mại Mỹ - Trung nóng hơn cả. Hội nghị G7 dành nhiều thời gian xoay quanh những vấn đề này.
Tổng thống Trump (trái) và Tổng thống Macron trong buổi chụp h́nh tối 25/8. Ảnh: AFP.
Trọng tâm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 45 của Nhóm các quốc gia phát triển (G7) ngày 24-26/8 thay đổi đáng kể vào hôm 25/8 khi Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif xuất hiện bên lề hội nghị và có cuộc đối thoại "mang tính xây dựng" với người đồng cấp Pháp Jean-Yves Le Drian. Đây là động thái bất ngờ, thể hiện canh bạc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông t́m cách xoa dịu t́nh trạng đối đầu giữa Tehran và Washington.
Quan chức ngoại giao Pháp cho biết Ngoại trưởng Zarif không gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng sự hiện diện của hai người ở cùng một địa điểm ít nhất cũng mang tới hy vọng giảm căng thẳng. Chính phủ Mỹ hồi tháng 7 áp đặt lệnh cấm vận Zarif, bao gồm phong tỏa tài sản và hạn chế nhập cảnh vào Mỹ.
"Con đường phía trước rất khó khăn, nhưng đáng để thử", Ngoại trưởng Iran viết trên Twitter, cho biết ông đă gặp Tổng thống Macron tại Paris vào hôm 23/8, cũng như có cuộc họp ngắn với các quan chức Đức và Anh.
Quan chức Pháp cho biết Tổng thống Trump đă nắm được việc Ngoại trưởng Iran xuất hiện bên lề hội nghị G7, và vấn đề dường như cũng được thảo luận tại bữa trưa ngoài lịch tŕnh giữa ông chủ Nhà Trắng và người đồng cấp Pháp hôm 24/8.
"Chúng tôi làm việc hoàn toàn minh bạch với phía Mỹ", một quan chức Pháp giấu tên cho hay, dù truyền thông Mỹ cho rằng các quan chức Nhà Trắng đă bị bất ngờ khi ông Zarif tới Biarritz.
Trong ngày cuối hội nghị, chương tŕnh nghị sự tập trung vào đám cháy rừng Amazon, t́nh trạng được các lănh đạo châu Âu mô tả là "cuộc tấn công nhằm vào lá phổi xanh của thế giới".
Ông chủ Nhà Trắng ít đề cập tới vấn đề này, đồng thời tách biệt với những lănh đạo c̣n lại trong G7 khi đang duy tŕ quan hệ thân thiết với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người bị cáo buộc tạo điều kiện cho hoạt động phá rừng Amazon để làm kinh tế.
Chia rẽ giữa Trump và phần c̣n lại của G7 cũng phủ bóng hội nghị, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và Tổng thống Mỹ đang t́m cách buộc các đồng minh thân cận chấp nhận những điều khoản đàm phán cứng rắn liên quan tới thuế và tiếp cận thị trường.
Trump tới Biarritz sau khi tuyên bố sẽ nâng thuế lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/10. 300 tỷ USD hàng hóa c̣n lại, vốn được lên kế hoạch bị đánh thuế 10% từ ngày 1/9, cũng sẽ bị nâng lên mức 15%. Trung Quốc trước đó thông báo sẽ áp thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/9 và 15/12.
Các lănh đạo châu Âu kêu gọi sự thận trọng, trong khi Tổng thống Trump mang lại hy vọng về sự thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc vào hôm 25/8 khi cho biết ông "có suy nghĩ khác" về leo thang căng thẳng gần đây. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau, thư kư báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisham khẳng định Trump đă bị hiểu nhầm, cho biết Tổng thống Mỹ hối tiếc v́ không áp mức thuế cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Thủ tướng Anh Boris Johnson là lănh đạo G7 cuối cùng hối thúc Trump hạ nhiệt chiến tranh thương mại tại cuộc họp lần này. "Tôi muốn đề cập tới quan điểm nhỏ bé của chúng tôi về thương chiến, đó là ủng hộ thương mại ḥa b́nh toàn cầu", Johnson phát biểu khi gặp Trump.
Cuộc gặp giữa lănh đạo Mỹ và Anh cũng cho thấy quan hệ có phần lạnh nhạt giữa Washington và Liên minh châu Âu (EU). Ông chủ Nhà Trắng nói rằng Thủ tướng Johnson có thể gỡ rối Brexit, mô tả EU là "mỏ neo quấn quanh chân họ".
Tổng thống Mỹ sau đó hứa hẹn thỏa thuận kinh tế "lớn chưa từng có" với Anh, đồng thời cho biết có thể kư một thỏa thuận kinh tế quan trọng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng sau.