Anh đ̣i làm rơ sự thật ở Tân Cương. Nước này thúc giục Trung Quốc cho các quan sát viên của Liên Hợp Quốc được quyền đến các trại ở Tân Cương ngay lập tức và không bị cản trở. Nhưng Bắc Kinh chối bỏ đề nghị này, họ khẳng định Tân Cương là vấn đề nội bộ và chỉ trích phương Tây can thiệp chuyện này.
Hành động của Bộ Ngoại giao Anh đưa ra sau khi có vụ ṛ rỉ các tài liệu dường như là bằng chứng xác thực chính thức đầu tiên rằng các trại được Bắc Kinh thiết kế thành "trung tâm tẩy năo" - theo cách mô tả của người Anh.
Tài liệu được khui bởi Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) và 17 cơ quan truyền thông Anh như BBC, The Guardian... Tài liệu được đặt tên là "The China Cables" mô tả cách các "tù nhân" (Trung Quốc gọi là "học viên") bị cách ly khỏi gia đ́nh của họ trong ít nhất một năm và bị giam giữ đằng sau nhiều lớp bảo vệ để trải qua quá tŕnh chuyển đổi ư thức hệ. The China Cables cũng chỉ ra đảng cầm quyền lên kế hoạch chi tiết cho các vi phạm nhân quyền.
Vụ ṛ rỉ khiến Bộ Ngoại giao Anh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hạn chế bừa băi và không tương xứng đối với các quyền tự do văn hóa và tôn giáo của người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương. Phía Anh tin rằng các trại ở Tân Cương đang có hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi khác khác đang bị giam giữ mà không thông qua xét xử.
Tại Brussels, ủy ban châu Âu đă lên án việc sử dụng các trại cải tạo chính trị. Trong một tuyên bố, ủy ban cho biết họ sẽ không b́nh luận về các chi tiết của vụ ṛ rỉ tài liệu, nhưng nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục nêu vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tân Cương với các quan chức chính phủ Trung Quốc.
“Chúng tôi đă liên tục lên tiếng chống lại sự tồn tại của các trại cải tạo chính trị, giám sát rộng răi và hạn chế tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng chống lại người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương”, phát ngôn viên của EU nói.
“Chúng tôi với tư cách là Liên minh châu Âu tiếp tục mong đợi Trung Quốc duy tŕ các nghĩa vụ quốc tế và tôn trọng quyền con người, kể cả khi nói đến quyền của người thiểu số, đặc biệt là ở Tân Cương cũng như ở Tây Tạng, và chúng tôi sẽ tiếp tục khẳng định lập trường đó”.
Vào tháng 7, 22 quốc gia thuộc cơ quan nhân quyền hàng đầu của Liên Hợp Quốc đă thực hiện một bước bất thường là đưa ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các vụ giam giữ tùy tiện và các vi phạm khác đối với quyền của người Hồi giáo ở Tân Cương.
Các bên kư kết bao gồm Vương quốc Anh, Úc, New Zealand, Canada, Nhật và một số quốc gia châu Âu. Mỹ không có trong danh sách các nước kư kết nhưng tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo trong một cuộc họp báo ở Vatican đă cáo buộc rằng Trung Quốc "yêu cầu công dân tôn thờ chính phủ, chứ không phải đức tin".
H́nh ảnh báo chí phương Tây chụp bên ngoài
Ngày 17.11, báo The New York Times cũng công bố hơn 400 trang tài liệu được cho là ghi chép thông tin mật của Trung Quốc, trong đó có các chỉ đạo thành lập các trung tâm cải tạo ở Tân Cương và hạn chế đạo Hồi lan sang các địa phương khác. Khi đó, Bộ ngoại giao Trung Quốc chỉ trích “New York Times hoàn toàn bị điếc và mù trước tất cả sự thật. Tệ hơn nữa, họ đă sử dụng một cách chắp vá và méo mó vụng về để thổi phồng cái gọi là "tài liệu nội bộ" và bôi nhọ các nỗ lực chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan của Trung Quốc”.
C̣n lần này, trước phản ứng mới nhất từ Anh, Đại sứ Trung Quốc tại London, ông Lưu Hiểu Minh không c̣n nói tài liệu của người Anh là “chắp vá” nữa mà khẳng định các tài liệu ṛ rỉ là "thông tin giả mạo".
Trong buổi họp báo ngày hôm qua của Bộ ngoại giao Trung Quốc, phóng viên đặt câu hỏi: “Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết các tài liệu nội bộ về Tân Cương được truyền thông công bố vào Chủ nhật là bịa đặt thuần túy và thông tin giả mạo. Bộ Ngoại giao có bất kỳ lời giải thích hoặc b́nh luận về lư do tại sao 17 cơ quan truyền thông khác nhau cùng phát hành thứ được gọi là thông tin giả về Tân Cương?”
H́nh ảnh phía Trung Quốc chụp bên trong các trại
Ông Cảnh Sảng nói: “Vấn đề Tân Cương là nội bộ của Trung Quốc. Một số phương tiện truyền thông đang cố gắng bôi nhọ các nỗ lực chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan của Trung Quốc tại Tân Cương bằng cách cường điệu hóa các vấn đề liên quan đến Tân Cương, nhưng những nỗ lực của họ sẽ không thành công. Sự ổn định, đoàn kết dân tộc và ḥa hợp ở Tân Cương là phản ứng tốt nhất cho sự không đồng nhất đó”.
Trước đó, Trung Quốc cũng khoe việc họ cho các quan sát viên quốc tế vào kiểm tra t́nh h́nh trong các trại mà họ gọi là trung tâm hướng nghiệp. ““Chúng tôi cũng đă mời nhiều nhóm các nhà ngoại giao, nhà báo, chuyên gia và học giả nước ngoài đến thăm Tân Cương và tận mắt chứng kiến nơi này. Tất cả đều nói rằng Tân Cương mà họ nh́n thấy hoàn toàn khác với những ǵ đă được truyền thông phương Tây mô tả. Chúng tôi cũng đă gửi thư mời tới Văn pḥng Nhân quyền của Cao ủy LHQ. Chúng tôi chào đón những người có thái độ thực sự khách quan và công bằng đến thăm Tân Cương”.
Các quan sát viên mà Trung Quốc mời đến Tân Cương thường từ những quốc gia nhận được nhiều viện trợ của Bắc Kinh như các nước Nam Á hay các nước châu Phi...
VietBF@ sưu tầm.