Diễn biến COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/5. Đến thời điểm này, thế giới trên 346.300 người tử vong; Brazil vượt qua Nga trở thành ổ dịch 'nóng' thứ hai thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 92.770 trường hợp mắc COVID-19 và 2.711 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 5.490.700 người. Trừ Brazil và một số nước châu Mỹ, đại dịch tiếp tục xu thế thuyên giảm trên thế giới; nhiều nước từng bước nới lỏng các biện pháp pḥng dịch và khôi phục các hoạt động kinh tế-xă hội.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Moskva, Nga ngày 19/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 5.490.720 ca, trong đó có 346.319 người thiệt mạng.
Dịch bệnh đến nay đă xuất hiện và lây lan ở 213 quốc gia và vùng lănh thổ. Các nước cũng ghi nhận 2.298.806 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện nay là 53.228 ca và 2.845.595 ca đang điều trị tích cực. Xu thế dịch "hạ nhiệt" tiếp tục diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới, xét cả về số ca tử vong và dương tính mới với virus SARS-CoV-2.
Trong 24 giờ qua, thế giới có 2 nước ghi nhận số ca tử vong vẫn ở mức trên 500 ca là Brazil (653 ca) và Mỹ (585 ca). Tâm dịch Mỹ đang dần hạ nhiệt, song Brazil lại đang nổi lên như là một ổ dịch nghiêm trọng mới. Số ca tử vong tại Brazil trong ngày 24/5 cao nhất thế giới, và đây là ngày đầu tiên sau hơn 2 tháng, Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai xét về chỉ số này.
Nh́n chung, Mỹ, Nga và Brazil vẫn là ba quốc gia có số người nhiễm virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới tính theo ngày. Với những diễn biến xấu đi nhanh chóng, "xứ sở Samba" cũng đă vượt qua "xứ sở bạch dương" Nga về tổng số ca mắc COVID-19 tính tới thời điểm này.
Khu vực Trung và Nam Mỹ đang đối mặt với nguy cơ dịch bệnh bùng phát qui mô lớn. Peru, Mexico và Argentina những ngày gần đây đều ghi nhận số ca mắc bệnh và tử vong tăng dần đều.
Dù số ca tử vong tại tâm dịch thế giới là Mỹ đă giảm trong những ngày qua, song số ca nhiễm mới tính theo ngày vẫn cao. Với hơn 18.020 ca mới trong một ngày, tổng số ca nhiễm tại Mỹ đă lên tới 1.684.848 ca, trong đó số ca tử vong là 99.268 ca, tăng 585 ca so với 1 ngày trước đó.
Hai tháng sau khi Mỹ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc, trong đó cấm mọi hoạt động tụ tập nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, Chính quyền bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, cũng đă cho phép các hoạt động tập trung trên 10 người với mục đích không thiết yếu.
Mặc dù vậy, Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo vẫn nhấn mạnh việc người dân phải tuân thủ các quy định giăn cách xă hội và vệ sinh, khử trùng theo khuyến nghị của Bộ Y tế Mỹ. Tuy nhiên, hầu hết các tiểu bang của Mỹ đang bắt đầu mở cửa trở lại.
Ngày 24/5, Nhà Trắng thông báo đă quyết định cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với hầu hết công dân nước ngoài từng ở Brazil trong 2 tuần gần nhất, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đang trở thành điểm nóng mới của đại dịch COVID-19.
Tại Brazil, trong ṿng 24 giờ qua, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận 653 ca tử vong và 15.813 ca dương tính, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong v́ COVID-19 tại nước này lên lần lượt 363.211 và 22.666 ca.
Trước t́nh h́nh dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh, chính phủ của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đă gia hạn lệnh đóng cửa biên giới thêm 30 ngày và biện pháp này sẽ áp dụng cho cả các biên giới đường bộ và hàng không, chỉ trừ giao thông thương mại.
Giới chức y tế cảnh báo Brazil chưa tới đỉnh dịch và số ca tử vong cũng như dương tính với virus SARS-CoV-2 có thể c̣n tăng cao trong thời gian tới.
Ở quốc gia láng giềng Argentina, theo thống kê chính thức, tính đến cuối ngày 24/5 Argentina đă ghi nhận 11.340 ca mắc COVID-19, trong đó có 445 trường hợp tử vong. Chính phủ Argentina nhấn mạnh cơ quan chức năng sẽ tập trung nguồn lực để xử lư các ổ dịch tại những khu dân nghèo do các ca mắc mới đang tập trung phần lớn tại những nơi này. Chính phủ sẽ tăng cường xét nghiệm và chắc chắn số ca mắc mới vẫn sẽ tăng mạnh trong những ngày tới.
Ngày 24/5, Tổng thống Argentina Alberto Fernandez đă kư sắc lệnh kéo dài biện pháp cách ly xă hội bắt buộc tới ngày 7/6 sau khi ghi nhận sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 mới những ngày qua. Tổng thống Fernandez cho hay số ca mắc ở Argentina đă tăng mạnh trong hơn một tuần trở lại đây, đặc biệt ở những khu dân nghèo tại thủ đô khiến t́nh h́nh trở nên phức tạp và khó lường hơn trong thời gian tới. Chính v́ vậy, Chính phủ Argentina buộc phải kéo dài lệnh cách ly được áp dụng từ hôm 20/3.
Trong giai đoạn giăn cách mới, lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm soát tại nhiều điểm chốt và chỉ những người làm việc trong những lĩnh vực dịch vụ cơ bản được sử dụng phương tiện công cộng ở khu vực thủ đô Buenos Aires và các vùng đô thị lân cận. Trẻ em được phép ra đường giải trí ở các công viên gần nhà trong thời gian 1 giờ vào cuối tuần với sự giám sát của người lớn. Ngoài ra, một số loại h́nh kinh doanh dịch vụ nhỏ tại các khu phố cũng đă được phép mở cửa trở lại.
Chú thích ảnh
Các nữ tu sĩ tại Nhà thờ Thánh Peter tại Ṭa thánh Vatican ngày 18/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Các biện pháp pḥng dịch tại châu Âu đang phát huy hiệu quả, khi khu vực này không c̣n là điểm nóng của dịch bệnh. Liên tiếp trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm mới và tử vong tại châu Âu đều giảm.
Dù đă dỡ bỏ phong tỏa hôm 18/5, nhưng Italy vẫn đang hết sức thận trọng. Trong kỳ nghỉ cuối tuần đầu tiên, người dân trên khắp Italy đă đổ ra đường để tận hưởng các hoạt động giải trí cuối tuần như thói quen trước đây sau hơn 2 tháng phong tỏa v́ đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, hoạt động của người dân đă gây lo lắng cho các cơ quan chính quyền trước việc không thực hiện đúng các quy định về pḥng chống lây nhiễm vẫn c̣n có hiệu lực. Tại thủ đô Rome, lực lượng chức năng đă triển khai khoảng 1.000 cảnh sát để kiểm soát các hoạt động ban đêm, đề pḥng việc tụ tập đông người và xử phạt những người không tôn trọng quy định về khoảng cách hoặc không đeo khẩu trang.
Tại Anh, tính đến sáng 25/5 (theo giờ Việt Nam), số người bị nhiễm COVID-19 là 259.559 trường hợp, với số ca tử vong là 36.793 (tăng 118 ca so với 1 ngày trước đó). Trong tuần qua, số người phải nhập viện do COVID-19 tại Anh giảm khoảng 1.100 trường hợp, xuống c̣n 8.951, trong khi số ca tử vong cũng liên tục giảm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 24/5 cho biết các trường học tại vùng England sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/6 tới, trước mắt là đón các học sinh thuộc nhóm đối tượng lớp 1 và lớp 6. Một tuần sau đó, học sinh các lớp 10 và lớp 12 sẽ có một số giờ học trên lớp với giáo viên nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở (GCSE) và hệ dự bị đại học (A level) trong năm 2021.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Thủ tướng Johnson cho biết quyết định chính thức sẽ được đưa ra vào 28/5, ngày chính phủ sẽ họp xem xét lại các biện pháp phong tỏa sau mỗi 3 tuần mà nước Anh thực hiện kể từ khi áp dụng lệnh phong tỏa hồi tháng 3 vừa qua.
Nhiều giáo viên đă bày tỏ lo lắng việc mở cửa lại trường học trong bối cảnh nước Anh vẫn đang ở giáp ranh giữa cuối cấp độ 4 và đầu cấp độ 3 về mức độ nguy hiểm của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 (cấp độ 5 là nguy hiểm nhất và cấp độ 1 là nhẹ nhất). Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson cho biết ông hiểu nỗi băn khoăn này, việc đi học trở lại từ tháng 6 cho tất cả các khối là không thể, nhưng cho rằng việc mở cửa lại trường học là một phần rất quan trọng của giai đoạn đối phó tiếp theo của chính phủ đối với đại dịch, bởi đi học có ư nghĩa quan trọng đối với an sinh, sức khỏe và tương lai của trẻ em và công bằng xă hội.
Thủ tướng Johnson cho biết ngoài những biện pháp như số lượng học sinh ngồi trong mỗi lớp ít hơn trước, hạn chế dùng chung dụng cụ học tập, phân chia thời gian nghỉ giải lao, hay đưa đón học sinh, th́ các giáo viên, nhân viên và học sinh của trường nếu cần sẽ được xét nghiệm để xử trí kịp thời nếu cho kết quả dương tính.
Được biết, lịch mở cửa lại các trường học của vùng England khác với các vùng c̣n lại của nước Anh. Scotland có kế hoạch mở lại trường học vào ngày 11/8, Bắc Ailen hiện không có kế hoạch mở lại trường trước tháng 9, trong khi xứ Wales tuyên bố sẽ không mở cửa lại trường học vào ngày 1/6 và chỉ làm điều này khi "thấy an toàn".
Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Moskva, Nga ngày 14/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Nga, theo số liệu cập nhật của Ban chỉ đạo pḥng chống dịch bệnh COVID-19 LB Nga, tính đến 6 giờ sáng 25/5, nước này ghi nhận thêm 8.599 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại 84 chủ thể liên bang, nâng tổng số lên 344.481 ca.
Số liệu trên cho biết với 153 ca tử vong được ghi nhận trong ṿng 24 giờ qua, tổng số ca tử vong tại LB Nga hiện đă lên tới 3.541 người; đồng thời có thêm 5.363 ca b́nh phục, đưa tổng số bệnh nhân được xuất viện lên 113.299 người.
Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có nhiều ca nhiễm mới nhất song con số ghi nhận đă giảm so với những ngày trước đó. Với 2.516 ca nhiễm mới, hiện tổng số ca nhiễm tại thủ đô là 163.913 ca. Trong ṿng một ngày qua, Moskva ghi nhận 59 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 1.993 ca.
Ngoài Moskva, các địa phương khác có số ca mắc COVID-19 cao trong ṿng 24 giờ qua là thành phố St. Petersburg – 384 ca; tỉnh Nizhny Novgorod – 221; tỉnh Rostov – 152; tỉnh Krasnoyarsk – 146.
Chú thích ảnh
Cảnh sát Nga đeo khẩu trang khi làm nhiệm vụ tại Moskva. Ảnh: AFP
Liên quan đến t́nh h́nh dịch bệnh tại Nga, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nga Agasi Tavadyan nhận định thủ đô Moskva và tỉnh Moskva là những địa phương duy nhất ở LB Nga đă qua đỉnh dịch COVID-19, các địa phương c̣n lại đỉnh dịch sẽ diễn ra trong 1 hoặc 2 tuần tới.
Giám đốc Cơ quan Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga (Rospotrebnadzor), bà Anna Popova ngày 24/5 cho biết hơn một nửa trong số 85 chủ thể của liên bang trong những ngày tới có thể bắt đầu giai đoạn đầu dỡ bỏ các hạn chế cách ly được áp đặt do đại dịch COVID-19.
Phát biểu trên kênh truyền h́nh Nga “Russia-1”, bà Popova nêu rơ: “44 chủ thể liên bang - hơn một nửa ở Nga - đă có cơ sở để chuyển sang giai đoạn đầu tiên vào hôm nay hoặc ngày mai”. Theo bà Popova, hệ thống của Nga đă đối phó được với gánh nặng đại dịch và không một “dự báo khủng khiếp” nào thành hiện thực.
Trước đó, hôm 20/5, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết 17 chủ thể liên bang có thể bắt đầu giai đoạn đầu tiên nới lỏng các hạn chế do t́nh h́nh dịch COVID-19 ở Nga đă ổn định.
Theo thông báo của Trung tâm Y tế cộng đồng trực thuộc Bộ Y tế Ukraine, tính đến sáng 25/5, nước này ghi nhận thêm 406 ca nhiễm, nâng tổng số người mắc ở nước này lên thành 20.986 ca.
Trong 1 ngày qua, Ukraine có 12 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 617 ca, trong khi có 179 bệnh nhân hồi phục, đưa tổng số người khỏi bệnh được xuất viện lên 7.099 người.
Hiện 14.443 bệnh nhân được điều trị tại nhà theo chế độ tự cách ly, 6.543 người được chữa trị tại bệnh viện. Số bệnh nhân nặng phải sử dụng máy trợ thở là 256 người.
Cùng ngày tại Belarus, Bộ Y tế Belarus công bố số liệu cập nhật tính đến hết ngày 24/5, cho biết nước này ghi nhận 941 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 35.244 ca. Trong 24 giờ qua có thêm 4 ca tử vong, đưa tổng số ca tử vong lên 194 người.
Cũng đến thời điểm này, có 13.528 ca hồi phục và được xuất viện. Tổng cộng Belarus đă thực hiện 434.618 xét nghiệm COVID-19.
Ở Đức, trong hai ngày cuối tuần qua, trên khắp nước này tiếp tục diễn ra hàng chục cuộc tuần hành, biểu t́nh nhằm phản đối các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19.
Cảnh sát cho biết gần 30 cuộc tuần hành đă diễn ra ở thủ đô Berlin và nhiều thành phố khác trên khắp nước Đức, trong đó có Nuremberg, Munich và Stuttgart. Tại Hamburg, 750 người đă tham gia tuần hành. Cảnh sát đă phải sử dụng ṿi rồng để giải tán một cuộc tuần hành có khoảng 120 người tham gia. Nhiều người biểu t́nh quá khích đă bị cảnh sát bắt giữ.
Các cuộc tuần hành đă được tổ chức hằng tuần ở các thành phố lớn của Đức kể từ đầu tháng 4 vừa qua và đă leo thang trong những tuần gần đây với sự tham gia của hàng ngh́n người. Mục đích của những người biểu t́nh là nhằm phản đối các biện pháp hạn chế của chính phủ, với lư do các biện pháp này xâm phạm quyền tự do cá nhân.
Theo số liệu của Viện nghiên cứu Robert Koch của Đức công bố cuối ngày 24/5, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 431 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 178.281 ca. Số ca tử vong tăng 31 ca lên thành 8.247 ca.
Đức bắt đầu nới lỏng các hạn chế được đưa ra để kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19 từ đầu tháng 5, sau khi ghi nhận số ca nhiễm trong ngày giảm. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn quan ngại về nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nước này.
Trong khi đó, các quốc gia khu vực châu Á-Thái B́nh Dương đang tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến nghiêm trọng của dịch COVID-19, khi mà Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao nhất c̣n Bangladesh có số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát.
Cơ quan y tế Ấn Độ cho biết trong 24 giờ qua đă có thêm 156 ca tử vong mới và 7.113 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca tử vong và ca nhiễm tại quốc gia này lên lần lượt là 4.024 ca và 138.536 ca. Đây là ngày có số ca nhiễm tăng kỷ lục tại Ấn Độ.
Tính đến 0h00 ngày 25/5 (theo giờ địa phương), trong 24 giờ qua, Hàn Quốc xác nhận thêm 25 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm lên 11.190 ca.
Đây là ngày thứ 3 liên tiếp, số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc là trên 20 ca. Trong số các ca mới có 8 ca là "nhập khẩu", nâng tổng số ca đến từ nước ngoài lên 1.212 ca.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới sáng 25/5, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thêm 1.393 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước. Trong 24 giờ qua, khu vực chỉ c̣n hai nước Indonesia, Philippines ghi nhận các ca tử vong v́ virus SARS-CoV-2. Dịch bệnh tiếp tục xu thế hạ nhiệt, khi số ca mắc mới và tử vong tại những điểm nóng như Singapore hay Indonesia đều giảm.
Virus SARS-CoV-2 đă cướp đi sinh mạng của tổng cộng 2.441 người dân ở khu vực này, tăng 26 trường hợp so với 1 ngày trước đó. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 33.078 trường hợp.
Trong ṿng 1 ngày qua, Singapore ghi nhận số ca mắc bệnh COVID-19 cao nhất khu vực với 548 ca và tới thời điểm này Singapore cũng là nước có tổng số ca dương tính nhất. Song Indonesia mới chính là “ổ dịch” nghiêm trọng nhất khu vực, với 1.372 người tử vong. Về tổng thể, dịch COVID-19 chỉ c̣n diễn biến phức tạp tại ba nước Indonesia, Singapore và Philippines.
Tại Australia, trong nỗ lực nhằm đưa các hoạt động kinh tế-xă hội trở lại quỹ đạo sau dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, Thủ tướng Australia Scott Morrison đă nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra việc làm mới để giảm thiểu gánh nặng chi tiêu chính phủ.
Trong đó, tiểu bang đông dân thứ hai của nước này là Victoria đang chuẩn bị công bố gói các biện pháp nhằm đưa hoạt động du lịch hồi sinh tại những nơi từng chịu ảnh hưởng của thảm họa cháy rừng và đại dịch COVID-19.
Thủ tướng Morrison nêu rơ dù là để tiếp cận thị trường hay cung cấp sự hỗ trợ, kiến tạo việc làm chính là ch́a khóa giúp đưa nền kinh tế Australia trở lại guồng quay b́nh thường. Phát biểu của ông Morrison được đưa ra chỉ ít ngày sau khi Bộ Tài chính Australia cho hay do một số lỗi thống kê, đă có sự định giá quá cao quy mô chi phí ban đầu của chương tŕnh trợ cấp lương dành cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Kết quả là ngày 22/5, Canberra đă điều chỉnh giảm 50% số người dự kiến được nhận hỗ trợ từ chương tŕnh này. Ngoài ra, sau khi nhanh chóng kiểm soát thành công các ổ dịch COVID-19, Australia được cho là sẽ tiết kiệm khoảng 60 tỷ AUD (39 tỷ USD) từ mức dự tính ban đầu.
Nhận định về con số 60 tỷ AUD, Thủ tướng Australia cho biết mỗi khoản chi tiêu của chính phủ đều được cân nhắc kỹ càng, với việc đưa hoạt động nông nghiệp và du lịch trở lại b́nh thường để từ đó tạo ra việc làm và thúc đẩy kinh tế là rất cần thiết.
Tính tới sáng 25/5 theo giờ Việt Nam, Australia ghi nhận tổng cộng 7.114 ca mắc COVID-19 và 102 người tử vong.
Đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực Trung Đông trong ngày 24/5, với số ca mắc mới trong ngày và tử vong đều ở mức cao.
Thông báo của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ cho hay trong 24 giờ qua, nước này đă ghi nhận 1.141 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở quốc gia này lên tới 156.827 người. Trong khi đó, tổng số ca tử vong ở Thổ Nhĩ Kỳ là 4.340 người, trong đó 32 ca mới được ghi nhận.
Bộ Y tế Saudi Arabia cùng ngày thông báo đă có thêm 11 ca tử vong do COVID-19 và 2.399 ca mắc mới. Tính đến nay số trường hợp tử vong do COVID-19 ở Saudi Arabia là 390 người trong tổng số ca mắc là 72.560. Với nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trong dịp lễ Eid Al-Fitr, vương quốc này đă áp dụng lệnh phong tỏa 24 giờ đến ngày 27/5.
C̣n tại Iran, nhà chức trách cho biết phát hiện thêm 2.180 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở quốc gia này lên tới 135.701 người. Theo Bộ Y tế Iran, số người tử vong do COVID-19 hiện là 7.417 người, trong đó có 58 ca tử vong mới được ghi nhận trong ngày 24/5.
Chú thích ảnh
Lực lượng liên ngành kiểm tra các phương tiện giao thông trong thời gian Nam Phi áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc. Ảnh: Phi Hùng - PV TTXVN tại Nam Phi
Tối 24/5 theo giờ địa phương, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, tuyên bố nước này sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa toàn quốc từ cấp độ 4 hiện tại xuống cấp độ 3, bắt đầu từ ngày 1/6, trong đó bao gồm việc cho phép đa số các lĩnh vực kinh tế hoạt động trở lại, cũng như dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến việc đi lại của người dân.
Trong thông điệp quốc gia phát trực tiếp trên truyền h́nh quốc gia tối cùng ngày, Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh quyết định nới lỏng lệnh phong tỏa từ cấp độ 4 xuống cấp độ 3 là một bước chuyển quan trọng trong chiến lược kiểm soát dịch bệnh có điều chỉnh theo diễn biến mà chính phủ nước này áp dụng trong thời gian qua. Đây cũng là giai đoạn mà nước này sẽ tăng cường các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 một cách mạnh mẽ hơn và đi vào chiều sâu.
Tổng thống Ramaphosa cho biết kể từ khi thông báo ca mắc COVID-19 đầu tiên hôm 5/3 cho đến hết ngày 24/5, Nam Phi ghi nhận 22.583 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, với 429 ca tử vong và 11.100 người khỏi bệnh. Trong thời gian trên, nước này đă tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho cho 583.855 trường hợp sau khi tiến hành đo thân nhiệt cho hơn 10 triệu người.
VietBF@ sưu tầm.