H́nh ảnh quỳ gối diễn ra khắp nơi trong các đoàn biểu t́nh ở Mỹ. Đáng chú ư c̣n có cả cảnh sát cũng tham gia quỳ gối. Dưới đây là lư giải cụ thể cho hành động này của họ. Trong truyền thống văn hóa và tôn giáo Âu Mỹ, quỳ gối vẫn luôn được xem là biểu tượng của sự tuân phục, hối lỗi, cầu xin hay cảm tạ.Nhưng cái chết thương tâm của người đàn ông da màu George Floyd đă đưa h́nh ảnh quỳ gối trở thành biểu tượng lan rộng khắp nước Mỹ và cả thế giới. Nó là nút mở và nhiều khả năng cũng là nút thắt cho t́nh trạng bạo loạn đang diễn ra ở xứ cờ hoa.
Quỳ gối đoạt mạng
Tối 25-5, sau 8 phút 46 giây, George Floyd đă qua đời v́ nghẹt thở do sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin quỳ gối t́ ngang cổ ông bất chấp những lời van nài yếu ớt.
Cái chết của George Floyd một lần nữa châm ng̣i cho cuộc biểu t́nh bạo động chống phân biệt chủng tộc quy mô lớn nhất tại Mỹ kể từ năm 1992.
Không hề có nổ súng, không hề có đánh đập đẫm máu như nhiều vụ bạo lực cảnh sát khác mà người da màu tại Mỹ phải hứng chịu lâu nay, nhưng điều đó không có nghĩa là sự tàn bạo trong vụ việc này giảm bớt. Trái lại, toàn bộ quá tŕnh cho thấy một mức độ bạo lực mới tinh vi và vô cảm hơn của lực lượng cảnh sát Mỹ trong những vụ "đụng độ" với người da màu, mà trong trường hợp này là một người da màu không có vũ khí.
Kết quả là, dù sự việc xảy ra trên đường phố đông đúc với rất nhiều video ghi lại diễn biến từ đủ mọi góc độ khác nhau nhưng việc Chauvin vô t́nh hay cố ư, h́nh phạt dành cho anh ta như thế nào là hợp lư vẫn đang gây tranh căi kịch liệt và không dễ phân định trắng đen.
Hành động quỳ gối chèn cổ này ngay lập lức đă trở thành một biểu tượng của sự đàn áp bạo tàn và được người biểu t́nh tái hiện trên các đường phố khắp nước Mỹ.
Quỳ gối ḥa giải
Thật trớ trêu thay, cũng với cùng một tư thế khuỵu gối như thế, lực lượng cảnh sát Mỹ đang nỗ lực xoa dịu làn sóng giận dữ mà những cựu đồng nghiệp của họ đă gây ra.
Tại thành phố Lincoln, bang Nebraska miền Trung Tây nước Mỹ, biểu t́nh bạo động chuẩn bị bước vào đêm thứ tư bất chấp lệnh giới nghiêm th́ căng thẳng đă được xoa dịu bởi cuộc đối thoại trực tiếp của đoàn biểu t́nh với thị trưởng Leirion Gaylor Baird và hành động bất ngờ của cảnh sát trưởng bang - Mike Jahnke.
Ông đă quỳ gối 9 phút trước đoàn người để tưởng niệm George Floyd. Cuộc biểu t́nh sau đó đă tiếp tục diễn ra trong ôn ḥa và bước sang đêm thứ 5 trong trật tự. Về phần ḿnh, chính quyền thành phố cũng đă dỡ bỏ lệnh giới nghiêm để thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng và ủng hộ.
Ngoài ra, để hiệp thông với thông điệp yêu cầu b́nh đẳng và công lư đối với những người biểu t́nh, lực lượng cảnh sát Nebraska đồng thời đưa ra thông điệp: "Hold cops accountable" - "Cảnh sát cũng có trách nhiệm".
Thiếu tá Jahnke không phải là người tiên phong thực hiện nghi thức có tính biểu tượng rất cao này để tỏ bày sự ủng hộ thông điệp chống bất công, chống bạo lực với người da màu. Các đồng nghiệp của ông ở New York mới là những người đầu tiên quỳ gối trước đám đông đang sôi sục giận dữ. Tiếp theo sau đó, cảnh sát tại Florida, Washington, California, Oregon, Georgia... cũng đồng ḷng hưởng ứng hành động đẹp này.
Với mỗi người cảnh sát khuỵu gối trước đoàn người biểu t́nh, quỳ gối có thể sẽ mang một ư nghĩa riêng nhất. Với mỗi một người xuống đường bày tỏ chính kiến, hành động này cũng sẽ được hiểu theo những cách khác nhau.
Nhưng dù được diễn giải như thế nào, hành động quỳ gối biểu tượng cũng ngay lập tức tạo lập một không khí ḥa hiếu, giảm nhiệt cho những cái đầu nóng hừng hực đang đ̣i hỏi được lắng nghe, được nh́n thấy. Mà để thực sự lắng nghe và nh́n thấu th́ c̣n ǵ tốt hơn là khuỵu gối lặng thinh?
Lựa chọn lùi bước đối thoại, cúi đầu nhận lỗi chắc chắn không phải là giải pháp duy nhất cho biểu t́nh bạo động tại Mỹ trong bối cảnh bạo lực, cướp phá, hôi của leo thang, nhưng chí ít nó bồi đắp thêm ḷng tin vào một giá trị tốt đẹp chung cho một quốc gia đa chủng tộc, lúc nào cũng phức tạp và hiện thời đang phân cực sâu sắc.
|