Mỹ quyết định tấn công vào căn cứ không quân của Syria chưa hẳn đă là điều tốt. Mỹ chỉ ra oai với Trung Cộng và Triều Tiên, nhưng rất có thể thế chiến thứ III sẽ nổ ra? Báo Mỹ đang lo ngại việc Nga cử tên lửa đạn đạo cực mạnh Iskander-M tới Syria.
Báo National Interest của Mỹ ngày 7/4 vừa đăng tải một báo cáo cho biết, nhiều khả năng Nga đă đưa các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật cực kỳ nguy hiểm đến Syria.
National Interest dẫn báo cáo do một công ty vệ tinh của Israel cung cấp cho biết quân đội Nga đă triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm gần Iskander-M tại căn cứ Latakia ở Syria.
Tên lửa Iskander-M có khả năng mang và bắn cả đầu đạn thông thường lẫn hạt nhân, cho phép Kremlin có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào ở khu vực Trung Đông.
Báo cáo của công ty iSi, Israel em cho biết một số h́nh ảnh vệ tinh mà họ chụp được hôm 28/12/2016 cho thấy có sự hiện diện của các tổ hợp tên lửa Iskander-M bố trí ở Syria. Hai xe phóng mang đạn tên lửa Iskander có thể nh́n thấy rất rơ gần một địa điểm hậu cần về phía Đông Bắc một đường băng chính ở căn cứ không quân Latakia.
Báo Mỹ cho rằng tên lửa đạn đạo cực mạnh Iskander-M của Nga đă có mặt ở Syria. Ảnh: National Interest
National Interest cho biết các h́nh ảnh vệ tinh có thể đă chụp được xe phóng SS-26 của quân đội Nga. Đây là phương tiện chở đạn tên lửa của hệ thống Iskander-M. Các chuyên gia của iSi nói rằng quân đội Nga đă sử dụng các mảng lưới ngụy trang nhằm che chắn cho sự diện diện của các tên lửa Iskander-M trên lănh thổ Syria.
iSi cho biết họ đă chụp được ảnh tên lửa Iskander-M của Nga sau khi chúng bị tháo ngụy trang tạm thời nhằm tránh những trận mưa lớn bất ngờ ở khu vực triển khai.
Tên lửa 9K720 Iskander-M được NATO định danh là SS-2 Stone là tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Nga nghiên cứu, chế tạo. Phiên bản xuất khẩu của Iskander chỉ có phạm vi bắn 280km và đầu đạn 480kg. Tuy nhiên, phiên bản nội địa có tầm bắn gấp đôi 500km, theo trang Global Security.
Mỗi quả tên lửa Iskander có giá 112 tỉ đồng. Ảnh: Internet
Một nguồn tin khác khẳng định phiên bản nội địa của Iskander có thể bắn xa 400km và đầu đạn 700kg. Điều này giúp tên lửa đạn đạo của Nga “lách” quy định của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với các tên lửa đạn đạo chiến thuật. Iskander là biện pháp thay thế hữu hiệu cho OTR-23 Oka, loại tên lửa đạn đạo gắn được đầu đạn hạt nhân bị Hiệp ước INF cấm.
Cả hai phiên bản nội địa và xuất khẩu của Iskander đều gắn đầu đạn đơn trang bị hệ thống dẫn đường tối ưu, gia tăng độ chính xác tùy phiên bản. Theo Missile Threat, nếu tên lửa chỉ gắn hệ thống định vị thông thường, sai số phạm vi bắn là 200m. Nếu trang bị thêm GPS hoặc hệ thống GLONASS, phạm vi sai số chỉ c̣n 50m. Nếu được bổ sung thêm cảm biến radar hoặc cảm biến quang-điện, độ chính xác hầu như là tuyệt đối.
Iskander có thể gắn nhiều chủng đầu đạn khác nhau, từ biến thể thuốc nổ mạnh (HE), đầu đạn phân mảnh, đầu đạn nhiệt áp hoặc đầu đạn xuyên phá. Phiên bản nội địa có thể gắn được đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa Iskander được thiết kế để “né” hệ thống pḥng thủ tên lửa. Theo trang Missile Threat, khi phóng khỏi bệ, Iskander sẽ bay và bao quanh là lớp mây trung tính khiến sóng radar không thể dội lại. Điều này khiến tên lửa trở nên “vô h́nh” và biến mọi tên lửa đánh chặn hiện nay trở nên vô hiệu.