Đơn vị 6 thuộc lực lượng đặc nhiệm SEAL ưu tú của hải quân Mỹ đă tới Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận “Đại bàng non” vào tháng 3. Đây chính là lực lượng tiêu diệt trùm khủng bố bin Laden. Động thái này khiến Kim Jong-un vô cùng lo lắng.
Quay trở lại thời điểm tháng 5-2011, SEAL chính là đơn vị giết chết trùm khủng bố al-Qaeda Osama bin Laden tại một căn nhà ở Pakistan. Sáu năm sau, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép đơn vị này triển khai tới Hàn Quốc – nước láng giềng của Triều Tiên – để tham gia tập trận. Lúc này, Washington “không c̣n ǵ để b́nh luận” sau hàng loạt vụ thử tên lửa và hạt nhân của B́nh Nhưỡng, mới nhất là vụ phóng tên lửa hôm 5-4 vừa qua.
Ông Trump (trái) và ông Kim Jong-un. Ảnh: AP
Trong khuôn khổ cuộc tập trận “Đại bàng non”, đặc nhiệm SEAL tổ chức một cuộc xâm nhập mô phỏng vào lănh thổ Triều Tiên, phá hoại các căn cứ Quân sự chủ chốt, không để B́nh Nhưỡng kịp sử dụng Vũ khí hạt nhân đáp trả và sau cùng là tiêu diệt nhà lănh đạo Kim Jong-un, theo trang Nikkei.
Đây là lần đầu tiên SEAL tham gia tập trận ở Hàn Quốc, bên cạnh các lực lượng biệt kích Rangers của lục quân Mỹ, Mũ nồi xanh (Green Berets - lực lượng tác chiến đặc biệt thuộc lục quân Mỹ) và Delta Force (tên đầy đủ là Lực lượng đặc biệt hoạt động độc lập số 1).
Nội dung cuộc tập trận được cho là liên quan tới b́nh luận của một quan chức Triều Tiên cấp cao hiện đă đào tẩu khỏi đất nước, Thae Yong-ho: “Một khi ông Kim Jong-un nhận thấy mối đe dọa từ Mỹ, ông ấy sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân cùng Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mà B́nh Nhưỡng đă phát triển”.
Nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tới Mỹ hôm 6 và 7-4, vấn đề Triều Tiên cũng được hai nhà lănh đạo nhắc tới. Bắc Kinh là một trong những đồng minh thân cận của B́nh Nhưỡng. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến láng giềng có những hành động khiêu khích quá đà, Trung Quốc ủng hộ Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt đối với láng giềng.
Lính Hàn Quốc tham gia tập trận "Đại bàng non" hôm 2-4. Ảnh: Reuters
Vài giờ trước cuộc họp thượng định giữa hai nhà lănh đạo Mỹ - Trung, Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ, nói: “Cho đến thời điểm này, tôi nghĩ rằng những nỗ lực kinh tế và ngoại giao đă không đạt được tác dụng như mong đợi. 200 tàu, hơn 1.200 máy bay và 140.000 thủy thủ thuộc các hạm đội 3 và 7 đă sẵn sàng kết hợp để thực hiện hiệu lệnh của tổng thống trong trường hợp cần thiết”.
Tối 8-4, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, Bộ Ngoại giao Triều Tiên lên án vụ tấn công bằng Tên lửa hành tŕnh của Hải quân Mỹ vào căn cứ không quân Al-Shayrat ở tỉnh Homs – Syria hôm 7-4. B́nh Nhưỡng mô tả đó là hành động “không thể tha thứ, cuộc xâm lược chống lại một quốc gia có chủ quyền”.
Dù vậy, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh “các cuộc tấn công quân sự gần đây của Mỹ ở Syria là hồi chuông cảnh báo đối với chúng tôi nhưng chúng tôi không sợ”.
Therealtz © VietBF