Trung Quốc ngày 28/5 bác bỏ cáo buộc của Lầu Năm Góc cho rằng vụ đối đầu giữa các máy bay chiến đấu của Trung Quốc và máy bay do thám của Mỹ ở Biển Đông là “không an toàn và không chuyên nghiệp”.
Reuters dẫn lời Người phát ngôn Lầu Năm Góc Gary Ross cho biết, các máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc hôm 24/5 vừa qua đă chặn một máy bay P-3 của hải quân Mỹ đang hoạt động ở không phận quốc tế. Phía Mỹ cho rằng động thái của Trung Quốc là “không an toàn và không chuyên nghiệp”, đồng thời tuyên bố sẽ bày tỏ quan ngại về vụ việc với chính phủ Trung Quốc qua các kênh phù hợp.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố được đưa ra ngày 28/5, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc nói rằng tuyên bố của Bộ Quốc pḥng Mỹ về vụ việc “không đúng với sự thực”. “Hôm 25/5, một máy bay tuần tra của Mỹ đă tiến hành các hoạt động trinh sát trong không phận phía đông nam Hong Kong, Trung Quốc. Máy bay quân sự của Trung Quốc đă tiến hành hoạt động nhận dạng máy bay theo đúng luật. Các hoạt động của máy bay Trung Quốc là chuyên nghiệp và an toàn”, tuyên bố của Bộ Quốc pḥng nói.
Cũng trong tuyên bố ngày 28/5, Bắc Kinh cho rằng vụ tàu khu trục USS Dewey của Mỹ đi vào khu vực 6 hải lư xung quanh đá Vành Khăn - một trong 7 thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và xây dựng thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam – là việc “xâm nhập trái phép”. Đây cũng là chiến dịch tuần tra tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ ở Biển Đông dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ sự thất vọng với việc hội nghị của các nhà lănh đạo 7 nước công nghiệp phát triển bao gồm Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Anh, Italia và Nhật trong tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh cuối tuần qua bày tỏ quan ngại về t́nh h́nh ở Biển Đông và biển Hoa Đông và kêu gọi phi quân sự hóa trên các thực thể có tranh chấp.
Các diễn biến trên diễn ra chỉ ít ngày trước thềm Đối thoại Shangri-La 2017. Vấn đề Biển Đông dự kiến sẽ tiếp tục trở thành trọng tâm bàn thảo tại diễn đàn này, tương tự như năm 2016, khi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ashton Carter tuyên bố các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có thể đẩy nước này vào nguy cơ “tạo ra một bức Vạn lư trường thành tự cô lập”, theo Strais-Times. Minh Ngọc (Hà Dung)
Tại cuộc họp báo ngày 25/5, khi được đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc tàu của Hải quân Mỹ ngày 24/5 đă đi vào khu vực 12 hải lư của Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư và lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. “Là một quốc gia ven Biển Đông và là thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục đề nghị các quốc gia có đóng góp mang tính xây dựng và tích cực, phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm duy tŕ ḥa b́nh, ổn định và thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương” - bà Hằng nhấn mạnh.
Therealtz © VietBF