Một tai nạn mà các chuyên gia cho rằng hy hữu xảy ra. Vụ va chạm xảy ra USS Fitzgerald với tàu hàng Philippines là một thảm họa. Vụ va chạm này cho thấy sự yếu kém về khả năng chống lại tác động ngoại lực của tàu chiến Mỹ và con tàu sẽ không trụ nổi nếu trúng một quả ngư lôi.
Tàu khu trục USS Fitzgerald bị hư hại nặng đến mức suưt bị ch́m.
Theo National Interest, cuối tuần trước, tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG 62) thuộc lớp Arleigh Burke đă bị tàu chở hàng Philippines đâm trúng ngoài khơi Nhật Bản.
Cú đâm trực diện của một tàu chở hàng có trọng tải gấp 3 lần khiến 7 thủy thủ tàu khu trục Mỹ thiệt mạng trong khoang ngập nước. Thuyền trưởng và hai thủy thủ người được đưa đến bệnh viện khẩn cấp bằng trực thăng.
Con tàu thậm chí c̣n suưt ch́m và di chuyển với độ nghiêng đáng kể khi cập cảng hải quân ở Nhật Bản.
“Thiệt hại là nghiêm trọng. Đây không phải là vụ va chạm đơn giản. Cú đâm đă phá hủy đài chỉ huy, tạo ra lỗ hổng lớn ở cả thân tàu và khiến nước ngập tràn 3 khoang”, Phó Đô đốc Joseph Aucoin, tư lệnh Hạm đội 7 nói.
Giới chuyên gia nhận định, thiệt hại của tàu Fitzgerald, không phải bắt nguồn từ nhiệm vụ chiến đấu, cho thấy sự yếu kém của các tàu chiến Mỹ so với thời đại thiết giáp hạm khổng lồ trong Thế chiến 2.
Thiết giáp hạm Bismarck chịu được hàng trăm viên đạn pháo ở cự ly gần.
Thiết giáp hạm Bismarck của Đức chịu được hàng trăm viên đạn pháo nă ở cự ly gần trước khi ch́m xuống đáy biển. Trong khi đó, tàu khu trục Mỹ chỉ bị va chạm thông thường nhưng cũng gần như tê liệt hoàn toàn.
“Chiếc Fitzgerald sẽ phải mất một năm sửa chữa với chi phí 100 triệu USD”, Bryan Clark, cựu quan chức hải quân Mỹ nói trên National Interest.
“Để tạo ra thiệt hại như vậy bằng tên lửa, đối phương sẽ cần một đầu đạn cỡ lớn hoặc một quả ngư lôi để đánh ch́m tàu từ dưới mặt nước”, ông Clark nói. “Một quả tên lửa chống hạm cũng không thể tạo ra thiệt hại khủng khiếp như vậy”.
Seth Cropsey, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sức mạnh Hải quân Mỹ ở Viện Hudson nhận định, tàu USS Fitzgerald c̣n suưt ch́m v́ bị tàu chở hàng đâm th́ khó có thể sống sót trên chiến trường.
“Hải quân Mỹ rơ ràng đă nhận được bài học thích đáng sau vụ tai nạn này”, ông Cropsey nói. “Nhưng tôi cho rằng họ sẽ hướng dẫn thủy thủ đoàn vận hành tàu cẩn thận hơn thay v́ bọc thêm giáp cho tàu chiến”.
USS Fitzgerald sẽ phải trải qua một năm sửa chữa với chi phí lên tới 100 triệu USD.
Bởi bọc thêm giáp đồng nghĩa với việc chiến hạm Mỹ không thể có khả năng di chuyển linh hoạt và đạt tốc độ cao như hiện tại.
“Tàu khu trục lớp Arleigh Burke và các tàu chiến Mỹ hiện nay được thiết kế để tạo ra lưới pḥng thủ đa lớp trước các đầu đạn đối phương”, ông Cropsey nói.
Điểm mạnh của lưới pḥng thủ này là có thể dự đoán trước và đánh chặn mối đe dọa. Nhưng một khi tên lửa hay ngư lôi đối phương xuyên phá thành công, các tàu chiến như Fitzgerald sẽ nổ tung thành từng mảnh.
“Tôi cũng đồng ư rằng các tàu chiến Mỹ ngày nay dễ dàng bị đánh ch́m hơn bao giờ hết’, ông Clark nói.
Ông Cark nhận định, hải quân Mỹ đă xây dựng thiết kế tàu chiến quá mỏng manh, đến mức việc tăng cường khả năng chống đỡ cũng không phải là điều dễ dàng. “Các tàu chiến Mỹ ngày nay được thiết kế một cách tối ưu nhất, các hệ thống tác chiến điện tử, phóng tên lửa thẳng đứng, radar đă chiếm hết chỗ để có thể bọc thêm giáp”.
Vụ tai nạn cho thấy tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lớp giáp "mỏng như tờ giấy".
Trong tương lai, ông Clark nói hải quân Mỹ có thể sẽ cân nhắc lại thiết kế tàu chiến, bởi vật liệu mới như Gallium Nitride giúp radar hoạt động hiệu quả hơn c̣n lớp Kevlar sẽ giúp tàu đứng vững hơn trước tác động từ ngoại lực.
Các chuyên gia kết luận, những công nghệ đó sẽ chỉ dành cho các tàu chiến thế hệ mới. Hiện tại, việc tái cấu trúc các tàu đang hoạt động là điều bất khả thi.
“Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke có lớp giáp ‘mỏng như tờ giấy’. Cách pḥng thủ tốt nhất của họ là tốc độ và sự cơ động”, ông Cropsey nói. “Tốt nhất là họ đừng để bất cứ một vật thể nào đâm trúng giống như vụ tai nạn vừa qua”.