Trung Quốc đă nhanh tay hơn cả Mỹ và Nga. Họ đă dùng tin tặc để biết được nội dung cuộc họp kín giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga?
Trước khi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Vladimir Putin diễn ra, tin tặc Trung Quốc đă tổ chức tấn công quy mô lớn vào các thiết bị có thể kết nối mạng internet tại Phần Lan nhằm thu thập thông tin t́nh báo.
Đây là phát hiện được đưa ra trong bản phân tích của công ty an ninh mạng F5 (trụ sở đặt tại Seattle, Mỹ) công bố ngày 19.7.
Theo F5, các cuộc tấn công đều xuất phát từ ChinaNet, hệ thống mạng lớn nhất của Trung Quốc. Tin tặc bắt đầu tấn công từ ngày 12.7, chỉ 4 ngày trước thượng đỉnh Trump - Putin.
Phần Lan thường rất ít bị tấn công mạng, nhưng trong khoảng thời gian gần với cuộc gặp thượng đỉnh, số cuộc tấn công lại tăng lên đến 2.800%, các chuyên gia phân tích của F5 cho biết.
Phát hiện về nỗ lực thu thập tin t́nh báo thượng đỉnh Mỹ - Nga của tin tặc Trung Quốc được công bố giữa lúc Mỹ - Trung đang đối đầu nhau trong một cuộc chiến thương mại, “khai hỏa” vào đầu tháng 7 này.
Trong khi Bắc Kinh không ngừng phản đối những lời đe dọa leo thang cuộc chiến mà Washington đưa ra, chính quyền Tổng thống Trump vẫn tiếp tục yêu cầu nền kinh tế châu Á thay đổi cách đàm phán thương mại cứng rắn cũng như chấm dứt những hành vi đánh cắp công nghệ hay sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ngày 19.7, Ủy ban T́nh báo Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần về hoạt động đánh cắp sở hữu trí tuệ và gián điệp trong các ngành công nghiệp do Bắc Kinh thực hiện. Nhiều chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc hàng đầu đă tham gia đóng góp ư kiến.
Theo cựu cố vấn Lầu Năm Góc Michael Brown: “Công ty Trung Quốc đă sở hữu phần quan trọng trong chuỗi cung ứng quân sự”. Ông c̣n nhận định chính quyền Bắc Kinh “có thiết kế của nhiều trang thiết bị quân sự Mỹ” và theo dơi chặt chẽ từng tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng như điện toán lượng tử của quân đội Mỹ.
Michael Pillsbury, giám đốc Trung tâm Chiến lược Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu Hudson, nhận định Trung Quốc đă có những hành động sai trái trong thương mại kể từ khi nước này tái ḥa nhập nền kinh tế thế giới trong những năm 1970, nhưng Mỹ lại thường bỏ qua.
“Trung Quốc cho rằng hành động sai trái của họ chỉ mới bị phản ứng thời gian gần đây. Đây là một trong những lư do khiến chúng ta sẽ khó mà khiến họ dừng tay lại”, ông Pillsbury cho biết.