Việc thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi vắng mặt quá lâu khiến các tay súng IS nản ḷng, bạc nhược tinh thần chiến đấu. Tuy vậy, chuyên gia cảnh báo tổ chức này vẫn là một mối đe dọa.
Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện trong video tuyên truyền của IS hồi tháng 7/2014. Ảnh: AFP.
Khi Nhà nước Hồi giáo (IS) một thời hùng mạnh đang dần sụp đổ và các chiến binh giờ đây chỉ c̣n co cụm lại ở vài khu vực nhỏ bé bị lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu bao vây, thủ lĩnh tối cao của tổ chức Abu Bakr al-Baghdadi vẫn không xuất hiện, theo Fox News.
Những tay súng IS bị quân liên minh bắt giữ tin rằng Baghdadi đă bỏ rơi tổ chức. "Ông ta đang ẩn náu ở đâu đó, mọi người đều rất giận dữ", Mohammed Ali, chiến binh IS từ Canada bị Lực lượng Giải phóng Syria bắt, cho hay.
Những tin đồn Baghdadi đă chết đang được lan truyền, song theo giới chuyên gia, nhiều khả năng y vẫn c̣n sống. Mỹ đang treo thưởng 25 triệu USD cho bất kỳ thông tin nào giúp bắt được y.
"T́nh báo Iraq vẫn theo dơi Baghdadi và chúng tôi tin rằng hắn ta không bao giờ ở một chỗ quá một ngày", Abu Ali al-Basri, giám đốc văn pḥng t́nh báo thuộc Bộ Nội vụ Iraq, cho biết. "Chúng tôi có thông tin y vẫn di chuyển qua lại giữa các thị trấn ở Syria và vào Iraq thông qua đường biên giới ở tỉnh Anbar".
Các nhóm khủng bố dựa vào nền tảng tư tưởng để biện minh cho sự tồn tại của ḿnh và một thủ lĩnh có ảnh hưởng là nhân tố tối quan trọng giúp thu phục thành viên và kích động các tay súng thực hiện những hành vi bạo lực. Tuy nhiên, với việc không xuất hiện và liên tục im hơi lặng tiếng, Baghdadi đang đánh mất niềm tin của những kẻ ủng hộ trung thành nhất.
Nhưng theo Max Abrahms, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Northeastern, việc Baghdadi vắng mặt không thể thay đổi bản chất bạo lực của IS. "Loại bỏ Baghdadi sẽ không ảnh hưởng tới các chiến lược của nhóm", Abrahms nhấn mạnh.
Các cuộc tấn công khủng bố, chẳng hạn như vụ đánh bom tự sát ngày 17/1 ở Manbij, Syria, khiến 4 công dân Mỹ thiệt mạng, là bằng chứng cho thấy IS vẫn là một mối đe dọa nguy hiểm.
Dù rất nhiều chiến binh IS đă rời bỏ tổ chức để trở về quê nhà, không ít tay súng lại đang di chuyển tới những khu vực khác trên toàn thế giới nhằm tiếp tục gây bất ổn, chẳng hạn như Libya, Afghanistan, Yemen, Nigeria...
VietBF © sưu tầm