Tổng thống Iraq cho biết sẽ không cho Mỹ sử dụng những căn cứ của nước này để gây chiến với Iran hay bất cứ nước láng giềng nào.
Pháo binh Mỹ tại Iraq. Ảnh: Reuters.
"Chúng tôi không muốn lănh thổ nước ḿnh trở thành địa điểm tiến hành bất cứ hành động thù địch nào nhằm vào những nước láng giềng, bao gồm cả Iran. Điều này chắc chắn không nằm trong thỏa thuận giữa chính phủ Iraq và Mỹ", Tổng thống Iraq Barham Salih ngày 25/6 tuyên bố.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng một trong những lư do khiến ông giữ lại căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq là nhằm "trông chừng Iran, v́ Iran là một vấn đề thực sự". Nhưng khi được hỏi về ư định tấn công Iran từ các căn cứ này, Trump trả lời: "Không, tất cả những ǵ tôi muốn là giám sát họ".
Mỹ hiện sử dụng 4 căn cứ quân sự của quân đội Iraq để triển khai chiến dịch chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Truyền thông Iraq cho biết Mỹ hồi giữa tháng 5 đă tập trung khoảng 10.000 binh sĩ tại quốc gia này sau khi phát hiện những mối đe dọa ngày càng tăng từ Iran.
Iraq hiện nay có vị thế rất đặc biệt: Vừa là đồng minh với Mỹ và cho phép quân đội Mỹ sử dụng nhiều căn cứ, nhưng lại có quan hệ rất gần gũi với quốc gia láng giềng Iran, nước đang có quan hệ rất căng thẳng với Mỹ.
Tuyên bố của Tổng thống Iraq được đưa ra trong bối cảnh lo ngại về xung đột tại Vùng Vịnh gia tăng sau vụ Iran bắn hạ máy bay trinh sát không người lái (UAV) của hải quân Mỹ hôm 20/6. Tehran nói UAV Mỹ xâm phạm không phận, nhưng Washington khẳng định máy bay lúc đó vẫn hoạt động trong vùng trời quốc tế.
Trump hôm 21/6 cho biết ông hủy quyết định không kích mục tiêu của Iran để trả đũa khi được thông báo 150 người có thể thiệt mạng. Trump cảm thấy số thương vong này không đáng bởi Mỹ chỉ mất một UAV và không có thiệt hại về người.
Ông chủ Nhà Trắng ngày 24/6 kư lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào lănh tụ tinh thần tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với nước này và Tehran "không bao giờ được sở hữu vũ khí hạt nhân". Đáp lại, Bộ ngoại giao Iran lệnh trừng phạt của Mỹ là 'dấu chấm hết' cho các biện pháp ngoại giao giữa hai nước và phá hủy các cơ chế quốc tế được thiết lập để duy tŕ ḥa b́nh và an ninh thế giới.
VietBF © sưu tầm