17/10/2019
Tư liệu- Một tàu ngầm Type 094A lớp Jin trang bị tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ttpmh một cuộc phô trương lực lượng ở Biển Đông, ngày 12/4/2018.
Tư liệu- Một tàu ngầm Type 094A lớp Jin trang bị tên lửa đạn đạo của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ttpmh một cuộc phô trương lực lượng ở Biển Đông, ngày 12/4/2018.
Nhiều ngư dân Việt Nam gần đây đă vô cùng kinh ngạc khi thấy một tàu ngầm khổng lồ của Trung Quốc bất th́nh ĺnh nổi lên giữa các tàu đánh cá của họ, theo một bản tin của Forbes hôm 16/10. Sự cố đă xảy ra từ hồi tháng 9 nhưng chỉ được đưa ra ánh sáng mới đây qua các trang mạng truyền thông xă hội. Chiếc tàu ngầm lớp Jin của Hải quân Trung Quốc, trang bị tên lửa đạn đạo, được cho là hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. Nằm ở vị trí chiến lược trên Biển Đông, Hoàng Sa đă thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam sau một trận hải chiến khốc liệt với hải quân Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo này.
Việc chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc, nặng 11.000 tấn, bất ngờ nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, là một sự cố vô cùng bất thường, theo nhận định của một nhà phân tích quốc pḥng được trang mạng News.com.au của Úc trích dẫn.
Nhà phân tích H.I. Sutton, cộng tác viên của tạp chí “Không gian và Quốc pḥng” nói rằng chuyện một tàu ngầm nổi lên bên cạnh tàu của một quốc gia khác là chuyện rất bất thường, cho thấy có thể có điều ǵ đó không ổn.
Bản tin của trang mạng News.com của Úc cho rằng tính năng quan trọng nhất của chiếc tàu ngầm là tàng h́nh, tức là tàu có thể hoạt động và ẩn ḿnh dưới nước trong nhiều tháng trời, do đó phải có một lư do nào đó, đủ nghiêm trọng th́ con tàu vạn bất đắc dĩ mới phải nổi lên dưới ánh mắt soi mói của tàu bè một nước khác.
Nhà phân tích Sutton nhấn mạnh rằng đây không phải là loại tàu được dùng để đánh đi một thông điệp, như để răn đe các đối thủ, bởi v́ thông thường các tàu ngầm thường lánh xa tàu đánh cá, v́ những mối nguy tiềm tàng.
Bản tin nhắc lại một sự cố xảy ra vào năm 1984 khi một tàu ngầm hạt nhân Nga mắc vào lưới đánh cá của một tàu cá Na-Uy. Sau nhiều giờ phấn đấu để t́m cách thoát ra khỏi lưới, chiếc tàu ngầm Nga đă bị buộc phải trồi lên mặt nước, phơi bày sứ mạng bí mật của ḿnh ở ngoài khơi một quốc gia thuộc Liên minh NATO.
Vẫn theo nguồn tin này th́ hậu quả có thể c̣n tệ hơn nhiều. Năm 1990, một tàu ngầm của Anh đă sa vào lưới của một tàu đánh cá nhỏ ở ngoài khơi Scotland. Tất cả 4 thủy thủ đều thiệt mạng.
Theo suy luận của nhà phân tích Sutton, việc tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, do đó có thể là do tàu bị mắc phải lưới, hoặc sợ bị mắc vào lưới. Nổi lên có thể cứu mạng các thủy thủ trên tàu ngầm, hoặc các ngư dân trên tàu cá Việt Nam.
Cho tới lúc này, chi tiết của sự cố này vẫn chưa được công khai. Bản tin của News.com.au nói rằng tuy vậy sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, cũng là một nhắc nhở về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông.
Theo nguồn tin này th́ việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo và củng cố các đảo này một cách bất hợp pháp, đă biến toàn bộ vùng biển giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Việt Nam trở thành “ao nhà” của Trung Quốc. Trung Quốc giờ có thể dễ dàng giám sát tàu bè tiến vào Biển Đông, trong khi các tàu ngầm hạt nhân của họ có thể ẩn ḿnh sâu dưới biển, và cảm thấy an toàn v́ biết rằng bất cứ tàu ngầm, hoặc máy bay nào sẽ khó có thể lọt khỏi lưới kiểm soát của họ.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc trong cuộc được cho là đóng căn cứ tại Vịnh Tam B́nh, Đảo Hải Nam, cách Hoàng Sa khoảng 100 dặm về hướng tây-bắc.
Phân tích gia quốc pḥng Sutton cho hay tàu ngầm lớp Jin là tàu ngầm tên lửa mới nhất trong kho vũ khí đă được hiện đại hóa của Trung Quốc. Tính cho tới nay đă có 6 chiếc được chế tạo, và đội tàu này đă trở thành lực lượng răn đe hạt nhân chủ lực của Trung Quốc trên biển.
Trang mạng tin tức của Forbes nhắc lại rằng sự cố xảy ra vào tháng 9 năm nay, nhưng truyền thông Việt Nam chỉ vén màn bí mật mới đây.